Nghiên cứu tối ưu hóa công nghệ sấy cá lóc Channa maculata bằng phương pháp sấy phối hợp bơm nhiệt và bức xạ hồng ngoại.

  • Lê Thị Hồng Ánh, Dương Hồng Quân, Lâm Thế Hải, Trần Quốc Đảm, Đặng Xuân Cường, Nguyễn Thị Thảo Minh, Đặng Văn Hải, Hoàng Thái Hà*
  • Bùi Huy Chích
  • Hoàng Ngọc Cương
  • Lê Hoàng Phượng
Từ khóa: Box-Wilson, bơm nhiệt, bức xạ hồng ngoại, cá lóc, sấy.

Tóm tắt

Bài báo trình bày về điều kiện sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp bơm nhiệt trên đối tượng cá lóc dựa theo mô hình thực nghiệm đa nhân tố bậc 1 của Box-Wilson. Kết quả cho thấy, mô hình toán học Y = 8,92 + 0,44X1 - 0,53X2 - 0,48X3 - 0,098X1X2 - 0,39X1X3 + 0,126X2X3 thể hiện mối tương quan giữa thời gian sấy (Y) và các nhân tố tác động: nồng độ sorbitol (X1), nhiệt độ sấy (X2) và tốc độ gió (X3), trong đó nhiệt độ sấy ảnh hưởng đến thời gian sấy mạnh hơn so với các yếu tố khác. Điều kiện sấy tối ưu là sorbitol 2,5%, nhiệt độ sấy 57,5oC, tốc độ gió 1,6 m/s, và thời gian sấy là 8,27h. Cá lóc khô ở điều kiện tối ưu đã đạt chất lượng cảm quan, vệ sinh an toàn thực phẩm và độ an toàn cao hơn so với các phương pháp sấy không khí và phơi dưới ánh sáng nắng mặt trời. Kết quả là cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện và triển khai rộng rãi phương pháp sấy này trong sản xuất.

Tác giả

Lê Thị Hồng Ánh, Dương Hồng Quân, Lâm Thế Hải, Trần Quốc Đảm, Đặng Xuân Cường, Nguyễn Thị Thảo Minh, Đặng Văn Hải, Hoàng Thái Hà*

Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh

Bùi Huy Chích

Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu

Hoàng Ngọc Cương

Trường Đại học Bình Dương

Lê Hoàng Phượng

Trường Đại học Kiên Giang

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-10
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP