Chuyển cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita.

  • Nguyễn Vũ Phong*, Hà Thị Trúc Mai, Đặng Lê Trâm, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Thị Ngọc Loan
Từ khóa: Agrobacterium tumefaciens, đậu nành, ký sinh, Minc14137, microRNA, tuyến trùng sưng rễ.

Tóm tắt

Effector là các protein được tuyến trùng tiết vào trong tế bào thực vật, tạo thuận lợi cho quá trình ký sinh cây chủ. Bất hoạt các gene mã hóa effector này có thể làm giảm khả năng ký sinh của tuyến trùng và giúp hạn chế tác hại do tuyến trùng gây ra. Trong nghiên cứu này, gene Minc14137 mã hóa cho một effector chưa rõ chức năng được tạo dòng từ tuyến trùng Meloidogyne incognita. Từ trình tự gene giải mã, cấu trúc microRNA nhân tạo có khả năng bất hoạt gene Minc14137 được tổng hợp và gắn vào vector biểu hiện. Tiếp theo vector này được chuyển vào lá mầm đậu nành bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và tái sinh tạo cây chuyển gene. Số bản sao và mức độ biểu hiện của miRNA trong cây đậu nành chuyển gene được xác định bằng kỹ thuật qPCR. Ở cây đậu nành chuyển gene thế hệ T1, khả năng ký sinh của tuyến trùng M. incognita giảm 44,6-50,5% so với cây đối chứng. Kết quả cho thấy, effector MINC14137 giữ vai trò quan trọng trong tính ký sinh của tuyến trùng sưng rễ.

Tác giả

Nguyễn Vũ Phong*, Hà Thị Trúc Mai, Đặng Lê Trâm, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Thị Ngọc Loan

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-10
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP