Đặc điểm hệ nấm nội cộng sinh rễ cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở một số tỉnh phía Nam

  • Nguyễn Vũ Phong*, Vũ Trung Nguyên, Trần Kiên, Hà Thị Trúc Mai
Từ khóa: Acaulospora, Gigaspora, Glomite, Glomus, hồ tiêu, nấm nội cộng sinh rễ, Scutellospora

Tóm tắt

Nấm nội cộng sinh rễ có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của thực vật, đặc biệt khi điều kiện môi trường bất lợi. Từ 60 mẫu đất vùng rễ cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) trồng ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Gia Lai đã xác định sự hiện diện của nấm nội cộng sinh rễ thuộc chi Acaulospora, Gigaspora, Glomite, Glomus và Scutellospora, trong đó Glomus và Acaulospora là hai chi phổ biến nhất. Khi nhân nuôi hỗn hợp nấm cộng sinh hệ số nhân đạt khoảng 8,5 lần trên cây bắp (Zea mays) so với 6,5 lần trên cây cao lương (Sorghum bicolor) hay cỏ mần trầu (Eleusine indica) sau 40 ngày. Hom hồ tiêu giâm trên giá thể bổ sung hỗn hợp nấm rễ cộng sinh có chiều cao hom, số lượng rễ và khối lượng rễ tươi cao hơn có ý nghĩa so với cây đối chứng. Kết quả này cho thấy triển vọng ứng dụng nấm nội cộng sinh như là tác nhân sinh học trong canh tác hồ tiêu bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Tác giả

Nguyễn Vũ Phong*, Vũ Trung Nguyên, Trần Kiên, Hà Thị Trúc Mai

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-24
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP