Phát triển hệ kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải ứng dụng trong nghiên cứu vi rút.

  • Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Hồng Nhung, Nguyễn Đức Toàn, Nghiêm Thị Hà Liên*
  • Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Thủy
  • Lê Trà My
  • Đào Huyền Quyên
  • Nguyễn Minh Hiền
Từ khóa: định vị đơn điểm, kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải, nanoscopy, STORM, vi-rút sốt xuất huyết Dengue.

Tóm tắt

Kính hiển vi (KHV) huỳnh quang siêu phân giải là hệ kính ưu việt nhờ kết hợp tính năng chụp ảnh huỳnh quang với khả năng quan sát các mẫu sinh học vượt qua được giới hạn nhiễu xạ của KHV quang học. Hệ kính này giúp quan sát được mẫu sống với độ chính xác và độ phân giải cao. Vi-rút là đối tượng đặc trưng cho nghiên cứu sử dụng hệ kính này do hầu hết các loại vi-rút có kích thước nhỏ hơn giới hạn nhiễu xạ (<200 nm). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xây dựng hệ thống KHV huỳnh quang siêu phân giải dựa trên kỹ thuật định vị đơn điểm, độ phân giải của kính đạt được là 20 nm. Đường kính mẫu vi-rút sốt xuất huyết (SXH) Dengue nuôi cấy trên tế bào BHK-21 được đánh dấu miễn dịch huỳnh quang có kết quả đo là 84±12 nm, trừ đi chiều dài của kháng thể, xấp xỉ với kết quả đo bởi KHV điện tử truyền qua (TEM, 45-60 nm). Sự thuận tiện của kỹ thuật chuẩn bị mẫu và chụp được hình ảnh vi-rút SXH Dengue nói riêng, các loại vi-rút nói chung bằng KHV huỳnh quang siêu phân giải với độ chính xác và độ phân giải cao sẽ đóng góp cho nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy về vi-rút học.

Tác giả

Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Hồng Nhung, Nguyễn Đức Toàn, Nghiêm Thị Hà Liên*

Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Thủy

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Lê Trà My

Đại học Quốc gia Hà Nội

Đào Huyền Quyên

Bệnh viện Bạch Mai

Nguyễn Minh Hiền

Bệnh viện Thanh Nhàn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-19