Sự biến đổi nồng độ asen trong nước ngầm dọc theo một mặt cắt ở làng Vạn Phúc, Hà Nội

  • Vũ Thị Duyên, Lăng Thế Anh, Phạm Thị Kim Trang, Phạm Hùng Việt*
  • Vũ Thị Duyên, Phạm Thị Kim Trang, Phạm Hùng Việt
  • Michael Berg
Từ khóa: asen, asen địa hóa, mặt cắt, nước ngầm, Vạn Phúc, vùng chuyển tiếp ôxy hóa khử.

Tóm tắt

Nghiên cứu trình bày kết quả về sự biến đổi nồng độ asen (As) trong nước ngầm dọc theo một mặt cắt tại khu vực gần trung tâm thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, nước ngầm tại khu vực này không đủ an toàn để sử dụng cho mục đích ăn uống, với 64% số mẫu có nồng độ As vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về nồng độ As trong nước ăn uống. Sự biến đổi As dọc theo mặt cắt nghiên cứu phụ thuộc mạnh vào đặc điểm trầm tích của từng vùng tương ứng. Ngoài As, nước ngầm tại đây cũng bị ô nhiễm bởi nồng độ cao của Fe, Mn và amoni. Nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa As với các thành phần thể hiện tính khử cho môi trường nước là DOC (cacbon hữu cơ hòa tan), NH4+ và CH4. Tuy mối tương quan giữa As với Fe và Mn không rõ ràng theo một chiều hướng, nhưng với các kết quả đã đạt được có thể khẳng định, sự hình thành của As trong nước ngầm ở khu vực nghiên cứu là theo cơ chế khử hòa tan các khoáng Fe dưới điều kiện khử.

Tác giả

Vũ Thị Duyên, Lăng Thế Anh, Phạm Thị Kim Trang, Phạm Hùng Việt*

Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm (KLATEFOS), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vũ Thị Duyên, Phạm Thị Kim Trang, Phạm Hùng Việt

Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững (CETASD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Michael Berg

Viện Khoa học và Công nghệ nước Liên bang Thụy Sĩ (Eawag)

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-19