Đánh giá thích hợp đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại tỉnh Thái Bình bằng mô hình tích hợp GIS-ALES

  • Hoàng Quốc Nam*, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Đức Thành
  • Lưu Thế Anh
Từ khóa: ALES, biến đổi khí hậu, đánh giá đất đai, GIS.

Tóm tắt

Đánh giá thích hợp đất đai là căn cứ khoa học để quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Quy trình đánh giá này liên quan đến các điều kiện đất đai tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn... Tuy nhiên, các yếu tố này đang bị thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD), đặc biệt là ở các vùng ven biển (sự xâm nhập mặn, ngập úng), đây là những yếu tố cần được đưa vào đánh giá. Kết quả ứng dụng mô hình tích hợp GIS (Geographic information system)-ALES (Automated land evaluation system) vào đánh giá thích hợp đất đai trong điều kiện BĐKH, NBD tại tỉnh Thái Bình cho thấy, diện tích đất đai rất thích hợp (S1) và thích hợp (S2) cho trồng lúa là 92.818,5 ha, nuôi trồng thủy sản (NTTS) 34.518,6 ha, cây màu 27.424,9 ha và cây lâu năm (chủ yếu là cây ăn quả) 13.104,1 ha. Phân bố không gian của các cấp thích hợp cũng đã được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000. Kết quả nghiên cứu đã giúp đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp cho tỉnh Thái Bình.

Tác giả

Hoàng Quốc Nam*, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Đức Thành

Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Lưu Thế Anh

Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-19