Phân tích đặc tính của rác thải vi nhựa trong trầm tích bãi biển vùng duyên hải Việt Nam: Nghiên cứu ban đầu tại Đà Nẵng

  • Đỗ Văn Mạnh, Đặng Thị Thơm, Lê Xuân Thanh Thảo , Nguyễn Duy Thành , Huỳnh Đức Long , Nguyễn Thị Linh, Doãn Thị Thùy Linh
  • Đỗ Văn Mạnh*, Đặng Thị Thơm, Nguyễn Duy Thành
  • Vũ Đình Ngọ
  • Dương Hồng Anh, Phạm Hùng Việt*
Từ khóa: quy trình phân tích vi nhựa thích nghi, rác thải vi nhựa, trầm tích bãi biển

Tóm tắt

Ô nhiễm vi nhựa trong môi trường đang là vấn đề được thế giới và Việt Nam quan tâm, đặc biệt đối với môi trường ven biển. Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là trầm tích tại 3 bãi biển ở Đà Nẵng là Mỹ Khê, T20 và Sơn Thủy. Việc phân tích định tính và định lượng vi nhựa được thực hiện bằng hệ thiết bị kính hiển vi ghép nối với quang phổ hồng ngoại chuyển hóa Fourier (μFTIR). Quy trình phân tích đã được áp dụng thích nghi với điều kiện tại phòng thí nghiệm gồm 5 bước: (1) Làm khô và đồng nhất mẫu; (2) Làm sạch mẫu; (3) Tách vi nhựa bằng tuyển nổi; (4) Lọc lấy vi nhựa; (5) Định lượng và nhận dạng vi nhựa. Kết quả cho thấy, mật độ vi nhựa tổng số ở 3 bãi biển Sơn Thủy, T20, Mỹ Khê lần lượt là 1.460±758, 1.799±370 và 29.232±2.577 mảnh/kg trầm tích khô. Vi nhựa được phân loại theo các kích cỡ khác nhau, trong đó, loại có kích thước nhỏ hơn 150 μm chiếm tỷ lệ lớn nhất: 77,83% ở Sơn Thủy, 87,96% ở T20 và 65,91% ở Mỹ Khê. Thành phần hóa học của vi nhựa với các loại polymer khác nhau đã được xác định chính xác, trong đó 3 loại polymer PTFE [Polytetrafluoroethylene (Teflon)], EVOH (Ethylene vinyl alcohol) và PA [Polyamide (Nylon)] chiếm ưu thế trong các mẫu. Kết quả sơ bộ về đặc tính của trầm tích tại 3 bãi biển ở Đà Nẵng là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về rác thải vi nhựa ở dải ven bờ, ngoài khơi và các mẫu liên quan khác để đưa ra kết luận về nguồn gốc ô nhiễm vi nhựa trong thủy quyển ven biển Việt Nam trong tương lai.

Tác giả

Đỗ Văn Mạnh, Đặng Thị Thơm, Lê Xuân Thanh Thảo , Nguyễn Duy Thành , Huỳnh Đức Long , Nguyễn Thị Linh, Doãn Thị Thùy Linh

Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Đỗ Văn Mạnh*, Đặng Thị Thơm, Nguyễn Duy Thành

Học viện KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Vũ Đình Ngọ

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Dương Hồng Anh, Phạm Hùng Việt*

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-03