Tổng hợp vật liệu lai ghép dạng Z g-C3 N4 /V2 O5 có hoạt tính quang xúc tác cao trong vùng ánh sáng nhìn thấy

  • Mai Hùng Thanh Tùng*, Đoàn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Ngọc Kim Tuyến
  • Đỗ Minh Thế, Cao Văn Hoàng, Nguyễn Thị Diệu Cẩm
Từ khóa: ánh sáng nhìn thấy, g-C3 N4 /V2 O5 , hoạt tính quang xúc tác, tái tổ hợp, tetracycline hydrochloride

Tóm tắt

Vật liệu xúc tác quang lai ghép Z graphitic carbon nitride/vanadi pentaoxit (g-C3N4/V2O5) được tổng hợp bằng phương pháp nhiệt pha rắn có sự hỗ trợ của siêu âm. Các vật liệu tổng hợp được đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại - khả kiến (UV-Vis-DRS), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ quang phát quang (PL). Quá trình ôxy hóa tetracycline hydrochloride (TC) được sử dụng để đánh giá hoạt tính quang xúc tác của vật liệu g-C3N4/V2O5. Vật liệu này được tổng hợp ở các tỷ lệ khối lượng g-C3N4/V2O5 lần lượt là 5, 10, 15 và 20% (CV-x), trong đó CV-15 (tỷ lệ khối lượng g-C3N4/V2O5 15%) cho hiệu suất xúc tác quang cao nhất (79,67% sau 2 giờ). Vật liệu lai ghép g-C3N4/V2O5 có hoạt tính cao hơn so với từng vật liệu g-C3N4 và V2O5 riêng lẻ có thể là do sự phân tách hiệu quả của cặp điện tử và lỗ trống quang sinh trong vật liệu lai ghép thể hiện trong cơ chế quang xúc tác phân hủy TC của g-C3N4/V2O5.

Tác giả

Mai Hùng Thanh Tùng*, Đoàn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Ngọc Kim Tuyến

Khoa Công nghệ hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh

Đỗ Minh Thế, Cao Văn Hoàng, Nguyễn Thị Diệu Cẩm

Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-03
Chuyên mục
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ