Cảm biến huỳnh quang độ nhạy cao để phát hiện ion Al3+ dựa trên phức chất Eu(III)-β-dixeton

  • Đinh Thị Hiền* , Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Lưu Tùng Quân
Từ khóa: cảm biến huỳnh quang, phổ huỳnh quang, phức chất đất hiếm

Tóm tắt

Cấu trúc của các phức chất Eu(III) được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể. Kết quả cho thấy, các phức chất này tồn tại dưới dạng phức dị nhân Eu(III)-Na(I), trong đó, ion Eu3+ được phối trí với 8 nguyên tử ôxy của 4 phối tử β-dixeton. Phức chất Eu-Na monomeric xuất hiện dải phát xạ màu đỏ với hiệu suất lượng tử lên đến 47,5% tại λex=370 nm. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế thành công quy trình đưa các anion của phức chất Eu(III) lên nhựa trao đổi ion để tạo thành vật liệu Resin-EuTFNB (RE1) và Resin-EuTFPB (RE2). Các vật liệu tổng hợp được có cường độ phát quang mạnh hơn các phức chất ban đầu nhờ loại bỏ dung môi phối trí trong phức chất. Bước đầu, sử dụng các vật liệu này để phát hiện sự có mặt của ion Al3+ tại các nồng độ thấp. RE1 và RE2 đóng vai trò như một cảm biến huỳnh quang dựa trên cơ chế bật - tắt. Trong tương lai, các tác giả hy vọng hệ vật liệu này có thể phát hiện ion Al3+ trong hệ sinh học.

Tác giả

Đinh Thị Hiền* , Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Lưu Tùng Quân

Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-04
Chuyên mục
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ