Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ phần trên mặt đất cây Cà dại hoa trắng (Solanum torvum Swartz.) ở Thừa Thiên - Huế

  • Nguyễn Phúc Khánh Nhi, Trần Phương Hà, Lê Cảnh Việt Cường*
  • Hoàng Lê Tuấn Anh
  • Đinh Thị Quý Thủy
  • Lã Bích Hường
  • Võ Thị Mỹ Dung, Nguyễn Hải Phong
Từ khóa: isorhamnetin-3-O-glucopyranoside, paniculonin A, paniculonin B, Solanum torvum.

Tóm tắt

Cây Cà dại hoa trắng (hay còn gọi là Cà hoang gai, Cà nồng, Cà dữ) có tên khoa học là Solanum torvum Swart. thuộc họ Cà (Solanaceae), phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Theo y học cổ truyền Việt Nam, cây Cà dại hoa trắng được sử dụng để chữa đau bụng, ho, sốt, đau răng và ong đốt. Trong nghiên cứu này, từ phân đoạn nước của phần trên mặt đất cây Cà dại hoa trắng đã phân lập và xác định cấu trúc 3 hợp chất là paniculonin A (1), paniculonin B (2) và isorhamnetin-3-O-glucopyranoside (3). Trong đó, hợp chất 3 lần đầu tiên được phân lập từ cây Cà dại hoa trắng.

Tác giả

Nguyễn Phúc Khánh Nhi, Trần Phương Hà, Lê Cảnh Việt Cường*

Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Hoàng Lê Tuấn Anh

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Đinh Thị Quý Thủy

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, IaGrai, Gia Lai

Lã Bích Hường

Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hải Phòng

Võ Thị Mỹ Dung, Nguyễn Hải Phong

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-28