Tính đối kháng thực vật và định lượng một số chất đối kháng trong cây cỏ đậu (Arachis pintoi)

  • Phan Khánh Linh, Phòng Ngọc Hải Triều, Nguyễn Lê Vân, Hồ Lệ Thi*
Từ khóa: cỏ đậu, cỏ lồng vực cạn, cỏ lồng vực nước, đối kháng thực vật, phenolic acids.

Tóm tắt

Cỏ đậu (Arachis pintoi) - loài cây họ đậu có khả năng cải tạo đất và làm thức ăn gia súc được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu về tính đối kháng thực vật đã được biết với sự nảy mầm và phát triển của hạt cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.), tai hùm (Comnyza canadensis), hoa xuyến chi (Bidens pilosa L.), cà chua (Solanum lycopersicum) và tiêu (Capsicum annum) thông qua dịch chiết methanol (MEOH) từ ​​các bộ phận khác nhau của cỏ đậu trên cải bẹ xanh (Brassica juncea), cỏ lồng vực nước (Echinochloa crushgalli) và lồng vực cạn (Echinoloa colonum). Đánh giá sự phát triển thân và rễ của 3 loài này sau 48 giờ ủ với dịch chiết cho thấy, dịch chiết MEOH từ thân cỏ đậu ức chế 100% sự phát triển của cải bẹ xanh; 77,7% lên thân và 93,5% lên rễ cỏ lồng vực nước; 57,2% lên thân và 92,7% lên rễ cỏ lồng vực cạn ở nồng độ 1,0 g/ml, cao hơn so với dịch chiết của các bộ phận khác. Khả năng đối kháng thực vật qua quá trình chiết lỏng - lỏng của pha ethyl acetate cao hơn so với pha nước. Dịch chiết từ cột C18 được tinh sạch bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) thu được 6 hợp chất phenolic có hàm lượng trong 1 g trọng lượng tươi của cỏ đậu là các axit cinamic 0,214 µg, caffeic 0,8344 µg, coumaric 7,7676 µg, ferullic 2,2354 µg, salicylic 32,1162 µg và 2-4 dimehydroxy benzoic 0,045 µg. Những kết quả này góp phần vào việc nghiên cứu các loại thuốc diệt cỏ tự nhiên tiềm năng mới.

Tác giả

Phan Khánh Linh, Phòng Ngọc Hải Triều, Nguyễn Lê Vân, Hồ Lệ Thi*

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-28