Xác định hàm lượng Piperin trong hồ tiêu ở tỉnh Kon Tum bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS.

  • Nguyễn Lê Kim Phụng, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Trần Kim Tiền, Nguyễn Ngọc Phương, Lê Minh Tuấn
  • Bùi Quang Minh
Từ khóa: hạt tiêu đen, hạt tiêu xanh, Kon Tum, Piperin, quang phổ hấp thu phân tử, Soxhlet.

Tóm tắt

Piperin là alkaloid quan trọng nhất trong hồ tiêu, có ý nghĩa góp phần quyết định giá trị sản phẩm của hạt hồ tiêu. Trong nghiên cứu này, hàm lượng Piperin được chiết bằng phương pháp chiết Soxhlet trong 3,5 giờ và định lượng bằng cách đo mẫu ở bước sóng 343 nm trên thiết bị máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS. Kết quả sau khi khảo sát cho độ lặp lại của mẫu hạt tiêu xanh và đen lần lượt là từ 1,76 đến 2,07% và 3,79 đến 4,85%, độ tái lặp trong phòng thí nghiệm từ 2,00 đến 2,24% đối với tiêu xanh và 3,81 đến 5,48% đối với tiêu đen, hiệu suất thu hồi đạt 87,2-91,4% đối với tiêu xanh và 84,4-89,2% đối với tiêu đen. Kết quả hàm lượng Piperin trong mẫu hạt tiêu xanh thu thập được phân bố từ 5,23 đến 10,2% và tiêu đen từ 0,77 đến 5,31%.

Tác giả

Nguyễn Lê Kim Phụng, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Trần Kim Tiền, Nguyễn Ngọc Phương, Lê Minh Tuấn

Trung tâm Công nghệ Môi trường tại TP Hồ Chí Minh, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Bùi Quang Minh

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-24