Hàm lượng, sự biến thiên và mối tương quan tới phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của PAHs trong bụi mặt đường ở Hà Nội

  • Nguyễn Thúy Ngọc, Trương Thị Kim, Dương Hồng Anh, Phạm Hùng Việt
  • Nguyễn Thúy Ngọc*, Trương Thị Kim, Phan Thị Lan Anh, Dương Hồng Anh, Phùng Thị Vĩ, Phạm Hùng Việt
Từ khóa: bụi mặt đường, Hà Nội, PAHs.

Tóm tắt

Trong bụi mặt đường tại Hà Nội (n=27), trung bình tổng hàm lượng 16 hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) là 1.226 ng/g, nằm trong khoảng 532-2.276 ng/g. Tổng độ độc TEQBaP của 16 PAHs trung bình là 121,58 ng/g, dao động trong khoảng 35,36-322,22 ng/g. Trong 16 PAHs, các hợp chất chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là Pyr (16,4%)>BbF (14,0%)~Fluth (14,0%)>BghiP (12,3%)>Phe (7,9%), nhưng BaP đóng góp đến 52,6% nồng độ độc, tiếp đến là DahA (15,9%) và BkF (14,2%). Trong các mẫu bụi mặt đường ở Hà Nội, tỷ lệ các PAHs đặc trưng như: Fluth/Fluth+Pyr là 0,46±0,04; 60% giá trị BaA/Chr trong khoảng 0,27-0,49 và IcdP/BghiP 0,40±0,11 cho thấy, các nhóm chất trong bụi có nguồn gốc chính từ các phương tiện cơ giới có động cơ sử dụng nhiên liệu. Hàm lượng PAHs trong bụi mặt đường phố của Hà Nội trong những năm vừa qua có chiều hướng giảm (khoảng 10%) mặc dù lượng xe cộ tham gia giao thông tăng. Điều này cho thấy, thành phố Hà Nội quản lý các phương tiện cơ giới và giao thông đường bộ có xu hướng tốt hơn, giảm lượng khí ô nhiễm phát thải ra môi trường như PAHs.

Tác giả

Nguyễn Thúy Ngọc, Trương Thị Kim, Dương Hồng Anh, Phạm Hùng Việt

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Thúy Ngọc*, Trương Thị Kim, Phan Thị Lan Anh, Dương Hồng Anh, Phùng Thị Vĩ, Phạm Hùng Việt

Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định chất lượng môi trường và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-24
Chuyên mục
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ