Nghiên cứu phân tán nanoclay I30E vào nhựa epoxy và nhựa đường.

  • Nguyễn Thị Bích Thủy*, Nguyễn Văn Lâm, Trần Thị Lý, Ngô Thị Hồng Quế, Lê Nho Thiện, Lê Xuân Quang, Trần Thanh Hà, Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Trung Hiếu, Lưu Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngô Kế Thế
  • Trần Vĩnh Diệu
  • Nguyễn Nhị Trự
Từ khóa: bitum, Epikote 828, nanoclay I30E, phân tán nanoclay, rung siêu âm

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung khảo sát kỹ thuật phân tán nanoclay vào epoxy epikote 828 ở trạng thái lỏng bằng phương pháp trộn kín tạo masterbatch và rung siêu âm kết hợp khuấy cơ học, phân tán nanoclay vào nhựa đường bằng phương pháp trộn hợp nóng chảy. Phương pháp XRD đã được sử dụng để xác định khoảng cách cơ bản d001 của nanoclay. Trên thiết bị Brabender, trộn hợp ở nhiệt độ 40oC, với tốc độ 50 vòng/phút cho masterbatch Epikot/I30E=100/80 có độ phân tán tốt nhất, đạt giá trị d001=33,818 Å. Rung siêu âm 4% I30E trong Epikote 828 sau khi khuấy cơ học được khảo sát ở 5, 10 và 20 phút. Thời gian rung siêu âm 10 phút được coi là tối ưu, d001=41,65 Å. Khảo sát phân tán 4% I30E trong bitum nóng chảy ở 120, 130, 140, 150 và 160oC trong 2 h nhận thấy, ở nhiệt độ 120oC d001 của I30E đạt giá trị 49,5916 Å. Ở nhiệt độ cao, khả năng xâm nhập, tách lớp của bitum cao hơn Epikote 828, mặc dù khối lượng phân tử của Epikote 828 thấp hơn.

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Thủy*, Nguyễn Văn Lâm, Trần Thị Lý, Ngô Thị Hồng Quế, Lê Nho Thiện, Lê Xuân Quang, Trần Thanh Hà, Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Trung Hiếu, Lưu Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Mạnh Hùng

Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

Ngô Kế Thế

Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Trần Vĩnh Diệu

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Nhị Trự

Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-18
Chuyên mục
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ