Xây dựng văn hóa ứng xử của người Việt Nam với chất thải rắn sinh hoạt

  • Vũ Ngọc Lân

Tóm tắt

Vừa qua, Bộ TN&MT vừa ban hành “Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại rác thải rắn sinh hoạt” là một bước trong quá trình cụ thể hóa Luật BVMT năm 2020. Việc phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt ngay tại từng tổ chức, cơ sở, cơ quan, đơn vị, gia đình... là trách nhiệm và là việc làm rất cần thiết, cấp bách, góp phần đưa Luật BVMT năm 2020 vào cuộc sống ngay từ cơ sở, từ “tế bào xã hội”, giữ cho xã hội lành mạnh, văn minh. Tuy nhiên, về lâu dài và bền vững, cần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong ứng xử thân thiện với môi trường, xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên, trong đó có ứng xử với chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) mà con người thải ra hằng ngày. Điều mang tính quyết định là phải xây dựng văn hóa làm nền tảng trong đó xây dựng đạo đức môi trường làm căn cốt. Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp có nhiều truyền thống tốt đẹp, kinh nghiệm quý trong xử lý chất thải. Dân tộc ta từ sơ khai đã là dân tộc văn hiến, với nền văn minh lúa nước có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh những hàng hóa thân thiện với môi trường cũng như xử lý chất thải sinh hoạt, sống hòa hợp với thiên nhiên, môi trường. Do vậy, trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần quan tâm xây dựng nếp văn hóa từ những việc tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng quan trọng. Đó là xử lý chính cái mà con người từng làm ra và bỏ đi. Văn hóa ứng xử với chất thải, trong mỗi cộng đồng, mỗi cơ quan, đơn vị, trong từng gia đình và trong mỗi con người phải trở thành nếp sống tự giác hằng ngày. Trong bài viết, tác giả đưa ra một số cơ sở lý luận, thực tiễn về văn hóa ứng xử với môi trường nói chung và với CTRSH nói riêng đề xuất một số nội dung, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử của con người Việt Nam với chất thải sinh hoạt trong tình hình hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-27