Tạp chí Môi trường - Chuyên đề Khoa học - Công nghệ https://vjol.info.vn/index.php/mt <p><strong>Tạp chí của Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường</strong></p> vi-VN Tạp chí Môi trường - Chuyên đề Khoa học - Công nghệ 2615-9597 Tổng quan một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94911 <p><strong><em>Chất thải nhựa trên biển là một trong số chất ô nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại lớn tới môi trường, hệ sinh thái và các ngành kinh tế biển. Chính vì vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện một số nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang chỉ ở những giai đoạn đầu tiên, mang tính đơn lẻ, thiếu tính định hướng và hệ thống. Dựa trên việc thu thập tài liệu, dữ liệu; thống kê, phân tích và xử lý số liệu; tổng hợp kết quả phân tích liên quan đến chất thải nhựa trên biển ở Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn khái quát một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam, bao gồm:về định hướng (tác giả xem việc sử dụng từ định hướng có phù hợp không) nghiên cứu chất thải nhựa trên biển với các nội dung bao gồm: Mật độ phân bố, nguồn gốc chất nhựa, tác động của chất thải nhựa đến hệ sinh thái, và con người... trên kích cỡ loại nhựa là nhựa cỡ lớn và vi nhựa tại khu vực bờ biển, trầm tích, và cột nước biển. Từ đó, đề xuất các hướng nghiên cứu chất thải nhựa tại Việt Nam trong những năm tiếp theo như: Nghiên cứu về ảnh hưởng của chất thải nhựa; nghiên cứu về quan trắc, giám sát chất thải nhựa; nghiên cứu về phát triển công nghệ về chất thải nhựa...</em></strong></p> Nguyễn Công Sơn Nguyễn Minh Quang Nguyễn Thị Bích Phương Đinh Thị Xoan Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 3 7 Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài và đặc điểm phân bố động vật đáy (Zoobenthos) ở ven biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94918 <p><em><strong>Do các dẫn liệu điều tra về thành phần loài động vật đáy ở vùng ven biển Cửa Lò còn hạn chế, vì vậy, bài báo cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài, sự khác biệt và mức độ phân bố của động vật đáy vùng ven bờ và ngoài đảo. Đồng thời, góp phần hoàn chỉnh nghiên cứu đa dạng động vật đáy và đề xuất quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học vùng ven biển Cửa Lò (Nghệ An) nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nghiên cứu áp dụng các phương pháp thu mẫu vùng ven biển Cửa Lò (Nghệ An): Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa (phương pháp thu mẫu, phương pháp cố định mẫu động vật và lưu trữ mẫu) và phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (xác định danh pháp các loài và phương pháp xử lý số liệu). Kết quả phân tích các mẫu nghiên cứu đã xác định được 86 loài thuộc 3 nhóm chính (Bivalvia, Crustacea và Grastropoda). Nhóm Giáp xác có số lượng loài cao nhất với 33 loài, tiếp theo là thân mềm chân bụng có 29 loài, thân mềm hai mảnh vỏ có số lượng loài thấp nhất với 24 loài. 5 loài chỉ xác định được tới giống nên để dưới dạng sp. (Grapsus&nbsp;sp.;&nbsp;Neoliomera&nbsp;sp.; Alia&nbsp;sp.;&nbsp;Olivella&nbsp;sp. và&nbsp;Gibbula&nbsp;sp.).</strong></em></p> Nguyễn Thanh Bình Dư Văn Toán Nguyễn Phương Nhung Dư Thị Việt Nga Bản quyền (c) I 8 14 Nghiên cứu xác định mật độ trạm quan trắc phục vụ xây dựng sơ đồ mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/95010 <p>&nbsp; &nbsp; Mạng lưới điều tra, giám sát môi trường biển mang tính khoa học cao, đồng bộ, liên tục và bao quát có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học cũng như phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng nói chung. Việc xác định mật độ phân bố các trạm quan trắc có vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế mạng lưới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cơ bản như phương pháp thống kê, phương pháp kế thừa tổng hợp, và đặc biệt là phương pháp nội suy không gian. Kết quả nghiên cứu đã xác định được mật độ phân bố các trạm quan trắc, qua đó thiết lập được sơ đồ mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển Việt Nam với 06 mặt cắt đặc trưng và 134 trạm cơ sở.</p> Nguyễn Lê Tuấn Phạm Thị Thủy Nguyễn Thị Khang Phạm Minh Dương Nguyễn Khắc Đoàn Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 15 20 Ứng dụng phần mềm Storm water management model (SWMM) để đề xuất các giải pháp thoát nước bền vững cho khu vực trung tâm TP. Hải Phòng https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94943 <p><strong><em>Tình trạng ngập lụt đang xảy ra thường xuyên và đặt ra thách thức nghiêm trọng ở các đô thị Việt Nam. Để giải quyết bài toán này, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp kỹ thuật thoát nước bền vững (SUDS), góp phần tăng cường hiệu quả công tác chống ngập, thí điểm cho khu vực trung tâm TP. Hải Phòng. Nghiên cứu sử dụng phần mềm và phương pháp tính toán, biểu thức toán học khác nhau để tính toán thủy lực mạng lưới, công trình thoát nước mưa, cụ thể là phần mềm SWMM - Phiên bản 5.2, có chức năng mô phỏng thoát nước bền vững LID. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích, đánh giá hiện trạng thoát nước, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp để chống ngập cho khu vực trung tâm TP. Hải Phòng. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Sử dụng thùng chứa/bể chứa nước mưa, ô trồng cây sinh học, vỉa hè thấm, vườn mưa tại những địa điểm, công trình có thể cải tạo hoặc xây dựng mới. Đặc biệt, phần mềm SWMM đã được sử dụng để mô phỏng các trường hợp nghiên cứu và đưa ra kết quả giảm ngập về lưu lượng lụt, thời gian ngập, số đoạn cống bị ngập. Nghiên cứu cũng đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp SUDS đối với việc cải thiện năng lực thoát nước của hệ thống thoát nước đô thị, hiệu quả kinh tế, tác động đến môi trường và xã hội. Những kết quả này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống ngập của TP. Hải Phòng nói riêng, các đô thị ở Việt Nam nói chung.</em></strong></p> Lưu Thị Trang Trần Đức Hạ Đinh Viết Cường Trần Thúy Anh Bản quyền (c) I 21 25 Đánh giá chất lượng bùn bể biogas sau tiền xử lý bằng phương pháp oxy hóa Fenton và tách nước làm nguyên liệu phối trộn phân bón hữu cơ https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/95015 <p>&nbsp; &nbsp; Bùn biogas giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng làm phân bón nếu giải quyết được các hạn chế như pH cao, lượng nước lớn, chứa N dễ bay hơi, dễ thất thoát ra môi trường và chứa vi sinh gây bệnh. Nghiên cứu khảo sát hiệu quả xử lý bùn bằng phương pháp Fenton để tăng khả năng phân hủy sinh học và hiệu quả tách nước, cô đặc bùn làm nguyên liệu phối trộn phân bón. Kết quả cho thấy, oxy hóa Fenton giúp điều chỉnh pH và giảm vi sinh gây bệnh trong bùn. Quá trình làm ẩm - tách ẩm cho hiệu quả loại nước đáng kể ở 70<sup>o</sup>C (36,6%) và giúp làm giàu thành phần dinh dưỡng trong bùn. Bùn cô đặc chứa hàm lượng TKN (3089,2 mg/L), P<sub>2</sub>O<sub>5 </sub>(37,3 mg/L) và K<sub>2</sub>O (21,8 mg/L). Nước ngưng sau cô đặc chứa nitơ (651,2 mg/L) có thể tận thu ủ phân compost.</p> Võ Nguyễn Xuân Quế Trần Thị Phi Oanh Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 26 29 Đánh giá hiện trạng và dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do đốt lộ thiên rơm rạ tại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94946 <p><strong><em>Đốt lộ thiên rơm rạ là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá tổng thể hiện trạng và dự báo phát thải các chất ô nhiễm không khí do đốt lộ thiên rơm rạ trên quy mô toàn quốc. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá được tải lượng các chất ô nhiễm không khí phát sinh do đốt lộ thiên rơm rạ từ 6 vùng kinh tế và Việt Nam thông qua các phương pháp thu thập, kế thừa số liệu có sẵn; điều tra, khảo sát thực địa bổ sung; đánh giá nhanh; GIS. Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm không khí do đốt lộ thiên cho thấy, năm 2020, hoạt động đốt lộ thiên rơm rạ tại Việt Nam thải ra 905.544,6 tấn PM<sub>2.5</sub>, 1.017.802,2 tấn PM<sub>10</sub>, 104.773,8 tấn SO<sub>2</sub>, 97.289,9 tấn NO<sub>2</sub>, 170.631,6 tấn NO<sub>x</sub>, 2.596.892,0 tấn CO. Đến năm 2030, hoạt động đốt lộ thiên rơm rạ tại Việt Nam sẽ thải ra 258.062,1 tấn PM<sub>2.5</sub>, 290.053,3 tấn PM<sub>10</sub>, 29.858,4 tấn SO<sub>2</sub>, 27.725,7 tấn NO<sub>2</sub>, 48.626,6 tấn NO<sub>x</sub>, 740.062,4 tấn CO. Đồng bằng sông Cửu Long góp phần khoảng 50%; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc góp phần khoảng 45%; Đông Nam bộ, Tây Nguyên góp phần dưới 5% tổng tải lượng ô nhiễm không khí.&nbsp;</em></strong></p> Phùng Chí Sỹ Phùng Anh Đức Nguyễn Thị Hải Bản quyền (c) I 30 35 Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải các-bon ở Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94922 <p><strong><em>Hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu đã gây ra những tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân tích và làm rõ tác động của du lịch đến phát triển kinh tế, phát thải CO<sub>2</sub>&nbsp;và chất lượng môi trường ở Việt Nam. Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp thu thập tài liệu và phân tích, đánh giá tài liệu để tiến hành phân tích tổng quan mối liên hệ, tác động qua lại giữa du lịch và phát triển kinh tế; du lịch và bền vững về môi trường; du lịch và phát thải các-bon, đồng thời đánh giá về phát thải carbon trong phát triển du lịch ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý giảm thiểu tác động từ các bên liên quan trong phát triển du lịch; gợi ý chính sách hướng tới một nền du lịch thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ, đổi mới sinh thái, từ đó góp phần giảm tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường, nhằm đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế.</em></strong></p> Bùi Nhật Quỳnh Trần Thu Giang Bản quyền (c) I 36 42 Đánh giá sức tải du lịch tại khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94926 <p><strong><em>Những năm qua, du lịch có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch vượt quá giới hạn về sức chịu tải sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và giá trị di sản, đôi khi không thể khắc phục được. Chính vì vậy, việc đánh giá sức chịu tải tại các khu, điểm du lịch để quản lý lượng khách du lịch đến đúng với khả năng đáp ứng về không gian, hạ tầng, môi trường... có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển du lịch một cách bền vững. Mục tiêu của bài viết này nhằm đánh giá sức tải du lịch tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham (Ninh Bình) dựa trên phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp; khảo sát thực địa; quan trắc và đánh giá tổng hợp. Những kết quả đánh giá cho thấy các chỉ số về sức tải du lịch ở Khu du lịch sinh thái Thung Nham nhìn chung không vượt quá mức cho phép, tuy nhiên cũng cần có những định hướng, giải pháp cụ thể trong quản lý và phát triển bền vững hơn tại khu du lịch này.</em></strong></p> Ngô Việt Anh Phạm Hồng Long Bản quyền (c) I 43 51 Nghiên cứu hoạt tính sinh học của vi nấm nội sinh trên cây thạch tùng javanica (Huperzia javanica) https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/95011 <p>&nbsp; &nbsp; Việc ứng dụng các chủng vi sinh vật (VSV) hữu ích cũng như các sản phẩm thứ cấp của chúng trong chuỗi sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp thực phẩm tuần hoàn, xanh-bền vững đang được phát triển rộng rãi. Nghiên cứu này nhằm mục đích tuyển chọn được các chủng nấm nội sinh trên cây Thạch tùng javanica Việt Nam có khả năng sinh đa enzym ngoại bào và đa kháng các VSV gây bệnh bằng phương pháp xác định khả năng sinh enzym ngoại bào của các chủng vi nấm và khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy, 9 chủng nghiên cứu đều có khả năng sinh từ 1 - 5 loại enzym và ức chế từ 1 - 5 loài VSV gây bệnh với hoạt tính tiềm năng; 2 chủng TLC11 và TLC9 sinh 4 ÷ 5 enzym (cellulase, lipase, protease, phosphatase, β-galactosidase) với đường kính vòng thủy phân cao nhất 22 ÷ 25 mm (protease) và 20 ÷ 23 mm (lipase); chủng TLC13 ức chế cả 5 chủng VSV kiểm định (Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Candida albican, Bacillus cereus, Pseudomonas aerigunosa) với hoạt tính cao nhất với 3 loài B. cereus (24 ± 1,2 mm), P. aerigunosa (26 ± 1,1 mm) và C. albican (36 ± 1,5 mm); 2 chủng TLC10 và TLC19 kháng 4/5 VSV kiểm định ngoại trừ S. aureus (TLC10) và E. coli (TLC19). Các chủng này sẽ là nguồn nguyên liệu tiềm năng trong các nghiên cứu sâu hơn nhằm hướng tới có thể ứng dụng xa hơn trong các lĩnh vực sản xuất nông-công-ngư nghiệp bền vững.</p> Trịnh Thị Thu Hà Phạm Thanh Hà Hoàng Thị Yến Lê Thị Minh Thành Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 52 57 Phát triển đô thị bền vững dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94930 <p><strong><em>Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong phát triển đô thị bền vững đã và đang được coi như một giải pháp hữu hiệu tại nhiều đô thị trên thế giới khi phải đối mặt với những áp lực ngày càng lớn về phát triển kinh tế, cân bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích kinh nghiệm ứng dụng KTTH thành công của một số đô thị như Thâm Quyến (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản), cũng như đánh giá thực trạng, điều kiện thực tiễn tại các đô thị trong nước, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng mô hình KTTH trong phát triển các đô thị tại Việt Nam theo hướng bền vững.</em></strong></p> Nguyễn Thị Thục Nguyễn Thị Huyền Nhung Bản quyền (c) I 58 64 Mô hình ứng dụng công nghệ Fenton tầng sôi xử lý và tái sử dụng nước thải dệt nhuộm theo hướng tuần hoàn tại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94910 <p>&nbsp; &nbsp; Dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp lớn và có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Cho đến nay, các sản phẩm dệt may đã tạo được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Năm 2020, ngành dệt may đánh dấu mốc quan trọng khi nằm trong top 3 nước xuất khẩu cao nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, với kim ngạch xuất khẩu đạt đạt khoảng 32,5 tỷ USD, chiếm khoảng 13% tổng sản phẩm công nghiệp của quốc gia, tăng hơn 7,5% so với năm 2018. Trong đó, sản xuất vải dệt chiếm khoảng 62%, sản xuất vải nhuộm chiếm khoảng 37% và sản xuất sợi chỉ chiếm khoảng 1%. Trong năm 2015, số lượng doanh nghiệp ngành dệt may là hơn 8.770 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp có quy mô &gt; 5.000 người. Lực lượng lao động trong ngành có khoảng 1,6 triệu người, chiếm hơn 12 % lao động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước.</p> Nguyễn Thị Xuân Hồng Lê Văn Giang Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 65 67 Tái sử dụng chất thải trong khu công nghiệp sinh thái, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94912 <p>&nbsp; &nbsp; Theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế, “KCNST là KCN, trong đó DN trong KCN tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này”. Các DN trong KCN hợp tác để sử dụng chung các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ, nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất; tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng dư thừa, chất thải, phế liệu để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. Các DN trong KCN được hợp tác với bên thứ ba để thực hiện cộng sinh công nghiệp. Mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh công nghiệp, thực hiện trao đổi chất, tái sinh, tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, đồng thời đạt được hiệu quả môi trường. Bài báo giới thiệu tổng quan về tái sử dụng chất thải trong KCNST tại một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam.</p> Nguyễn Thị Ngọc Ánh Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Anh Tuấn Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 68 71 Vỏ nhựa (Plasticrust) và thách thức của ô nhiễm nhựa: Nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp phòng ngừa hướng đến bảo vệ môi trường https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94915 <p><span class="fontstyle0">&nbsp; &nbsp;Ô nhiễm nhựa là vấn đề toàn cầu, ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây tác động tiêu cực lớn đối với môi trường biển và cuộc sống trên Trái đất. Hàng năm, hàng triệu tấn nhựa được sản xuất, sử dụng và một lượng lớn rác thải nhựa kết thúc trong đại dương. Nhựa không phân hủy nhanh chóng mà tạo ra các hạt nhựa siêu nhỏ và gây ra ô nhiễm môi trường. Hậu quả khiến động và thực vật biển bị ảnh hưởng, đối mặt với nguy cơ nuốt phải hoặc bị mắc kẹt trong vấn nạn rác thải nhựa. Bên cạnh đó, nhựa còn có thể phát ra các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng đến sinh quyển biển và con người khi nhựa, chất độc hại xâm nhập vào các chuỗi thức ăn.</span></p> Nguyễn Minh Kỳ Hoàng Tuấn Dũng Đặng Kim Chi Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 72 74 Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94937 <p>&nbsp; &nbsp; Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) tự nhiên tại Việt Nam đã được thể chế hóa tại Điều 138 Luật BVMT năm 2020. Theo đó “tổ chức, cá nhân sử dụng DVHST tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái (HST) tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển HST tự nhiên”. Các quy định đối với việc triển khai chi trả DVHST tự nhiên tại Việt Nam cũng được nêu cụ thể tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT. Cụ thể, các loại DVHST tự nhiên được áp dụng chi trả gồm các DVHST đất ngập nước (ĐNN), biển, núi đá và hang động thuộc di sản thiên nhiên và HST công viên địa chất phục vụ cho mục đích kinh doanh, du lịch, giải trí và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Đối tượng phải thực hiện chi trả bao gồm các cơ sở kinh doanh du lịch giải trí và cơ sở NTTS được hưởng lợi từ các loại DVHST tự nhiên. Mức chi trả được thiết lập dựa trên thỏa thuận giữa bên cung ứng DVHST và bên hưởng lợi DVHST nhưng không nhỏ hơn 1% doanh thu của các cơ sở phải thực hiện chi trả. Sau khi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP-Việt Nam), trong khuôn khổ dự án BET-Net II, đã phối hợp với các bên liên quan và đơn vị tư vấn để thực hiện các hoạt động nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng thúc đẩy thực hiện chi trả DVHST tự nhiên, tập trung vào HST biển và ĐNN tại Việt Nam.</p> Trần Thị Thu Hà Hoàng Thu Thủy Nguyễn Văn Sản Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 85 87 Quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực khoáng sản ở Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94925 <p>&nbsp; &nbsp;Các quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) nói chung đã được đề cập khá cụ thể trong Luật BVMT năm 2020 cũng như các văn bản hướng dẫn Luật. Kết quả rà soát một số chính sách, pháp luật về BVMT và ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực khoáng sản cho thấy, trước khi ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và BVMT (tháng 6/2013), các nội dung chủ yếu đề cập đến yêu cầu về BVMT mà chưa đề cập đến định hướng, mục tiêu và giải pháp liên quan đến ứng phó với BĐKH. Trong giai đoạn sau năm 2013, đã có một số định hướng, quan điểm về ứng phó với BĐKH được đề cập trong phần quan điểm chỉ đạo và phần mục tiêu chung của Chiến lược, Quy hoạch thuộc lĩnh vực khoáng sản. Tuy nhiên, chưa có yêu cầu và quy định cụ thể liên quan đến BVMT và ứng phó với BĐKH gắn với từng giai đoạn của hoạt động khoáng sản. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các quy định chung về BVMT và ứng phó với BĐKH, để hoạt động khoáng sản gắn với BVMT và chủ động ứng phó với BĐKH cần có yêu cầu cụ thể được lồng ghép, xem xét trong từng giai đoạn của công tác quản lý khoáng sản gồm (i) Quy hoạch, điều tra và đánh giá khoáng sản; (ii) Cấp phép thăm dò và khai thác; (iii) Khai thác khoáng sản và (iv) Cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác. Bài viết trình bày tóm tắt kết quả rà soát, phân tích và đánh giá một số chính sách, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có nội dung, yêu cầu về BVMT và ứng phó với BĐKH liên quan đến quản lý hoạt động khoáng sản tại Việt Nam và đề xuất nội dung, yêu cầu về BVMT và ứng phó với BĐKH cần xem xét, lồng ghép trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản và các văn bản chính sách, pháp luật liên quan khác.</p> Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Sỹ Linh Vũ Hoàng Thùy Dương Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 77 81 Kinh nghiệm trong xây dựng tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý đất đai của một số quốc gia trên thế giới https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94933 <p><span class="fontstyle0">&nbsp; &nbsp; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai bao gồm hệ thống những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy và mối liên hệ giữa các bộ phận trong bộ máy nhằm làm cho bộ máy đó hoạt động có hiệu quả. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò của một tổ chức, bộ máy hiệu quả, tinh gọn trên cơ sở vận hành đồng bộ cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương và địa phương phục vụ quản lý nhà nước và bảo đảm điều kiện cung cấp dữ liệu cho nhu cầu hoạt động kinh tế - xã hội. Đây sẽ là cơ sở cho Việt Nam trong quá trình sắp xếp, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.</span> </p> Tô Ngọc Vũ Trần Thị Vân Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 82 84 Thúc đẩy hoạt động tái chế: Cân nhắc và gợi ý chính sách https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94923 <p>&nbsp; &nbsp; Bài viết này nhấn mạnh việc tái chế là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.&nbsp;Tái chế giúp giảm thiểu rác thải, tiết kiệm tài nguyên và tạo giá trị kinh tế. Tuy nhiên, thành công của tái chế phụ thuộc vào sự kết hợp giữa thị trường, công nghệ tiên tiến và thay đổi hành vi. Bài viết cũng nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong việc thiết lập chính sách, khuyến khích tái chế thông qua các công cụ pháp lý, thị trường và hành vi. Cuối cùng, bài báo đề xuất các chính sách cho Việt Nam, như phát triển thị trường tái chế bền vững, cải thiện hạ tầng, thúc đẩy sự&nbsp;tham gia của cá nhân có ảnh hưởng xã hội và đánh giá toàn diện tác động của chính sách tái chế.</p> Hồ Quốc Thông Bản quyền (c) 2024-04-22 2024-04-22 I 75 76 Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đô thị để góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường https://vjol.info.vn/index.php/mt/article/view/94938 <p><em>Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng các công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là giải pháp khả thi để giúp nông nghiệp đô thị (NNĐT) Việt Nam tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Bài báo tập trung nghiên cứu vai trò của CĐS và ứng dụng AI để phát triển bền vững (PTBV) nông nghiệp tại các vùng đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp giữa phân tích dữ liệu thống kê và nghiên cứu tổng quan để đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển của NNĐT ở khu vực đô thị Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, những khó khăn, thách thức mà NNĐT đang phải đối mặt là thiếu đất canh tác, vốn đầu tư lớn, giá thành sản phẩm cao so với sản xuất truyền thống, ô nhiễm môi trường làm giảm năng suất, hiệu quả sản xuất, chất lượng nông sản… Trong khi đó, nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sạch cho cư dân đô thị ngày càng tăng; nhiều cư dân sẵn sàng trả giá cao cho những nông sản tươi sạch, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Vì vậy, CĐS và ứng dụng các công nghệ số mới như IoT, AI, Big Data trong hoạt động sản xuất NNĐT sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, BVMT.</em></p> Đỗ Minh Phương Chu Diễm Hằng Bản quyền (c) I 88 92