TIẾP CẬN DẠY HỌC NĂNG ĐỘNG TRÊN THỰC TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ CÓ SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO HỌC Ở VIỆT NAM

  • Phạm Thị Thúy Huyền

Tóm tắt

Lý thuyết về dạy học hai chiều, dạy học sáng tạo, dạy học năng động không phải là mới đối với đào tạo nghề ở Việt Nam, nhưng bản chất của dạy học năng động chưa thật sự được hiểu rõ và áp dụng đúng bởi tất cả các giáo viên trong quá trình dạy học. Đặc biệt hơn nữa, đối với các cơ sở đào đạo nghề có sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học, đối với nhóm người học này tiếng Việt cũng đã được xem là ngoại ngữ để họ hòa nhập việc học tập với phần đại đa số sinh viên là người dân tộc Kinh. Cùng một thời gian họ cố gắng thành thạo tiếng Việt để hòa nhập việc học tập, vừa học tiếng Anh, nên họ gặp khó khăn hơn nhiều so với sinh viên người dân tộc Kinh. Họ cần hơn nhiều những người thầy có phương pháp dạy học hiệu quả nhất để giúp khắc phục những khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức. Đến trường học, các em không chỉ cần kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp liên quan, mà các em còn mong đợi người thầy chỉ dẫn các kỹ năng mềm thiết yếu để sau khi tốt nghiệp các em có thể tự tin hòa nhập vào thị trường lao động để có một công việc ổn định.Bài viết luận bàn về phương pháp dạy học sáng tạo, dạy học năng động với mục đích tạo ra sự tương tác tích cực giữa thầy và trò trong quá trình dạy - học.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-07
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ