XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÔNG TIN GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG QUA NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘ

  • Ngô Quang Sơn
  • Nguyễn Thị Phượng

Tóm tắt

Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) là những giá trị vật chất, tinh thần được tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá trình lịch sử phát triển các DTTS. Trong dòng chảy văn hóa chung đó, mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta đều có những nét riêng trong văn hóa truyền thống. Bản sắc ấy được thể hiện trước nhất là ở ngôn ngữ. Ngôn ngữ là thành tố quan trọng làm nên nét đặc trưng riêng của dân tộc, vì vậy, mất ngôn ngữ là mất đi một tài sản lớn, từ đó kéo theo sự mai một của văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, luật tục.Do đó, trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết. Trong đó, đặc biệt chú ý đến phương pháp bảo tồn văn hóa thông qua xây dựng mô hình thông tin, giáo dục, truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc trong các trường học và cộng đồng.  
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-08
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ