ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG CÁC BÀI HÁT LƯỢN CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG

  • Nguyễn Thu Quỳnh
  • Sùng Seo Lít

Tóm tắt

Cũng như tất cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, người Nùng có những nét văn hóa, văn nghệ đặc sắc riêng làm nên sắc màu đa dạng cho 54 dân tộc Việt Nam. Trong vốn văn nghệ truyền thống của dân tộc Nùng, hát lượn chính là một trong những di sản văn hóa mà người Nùng đã dày công xây dựng từ thời “trời làm nạn hồng thủy/ gây mưa to nước lớn” và truyền qua các thế hệ cho đến ngày nay. Nội dung chính của bài viết tập trung vào việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong các bài hát lượn của người Nùng ở phương diện hình thức và ngữ nghĩa. Tư liệu của bài viết là 17 bài hát lượn của người Nùng do cộng tác viên Sùng Seo Chỉ và Sùng Già Sang ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cung cấp. Các tư liệu này đã được nhóm tác giả ghi âm, phiên âm, dịch nghĩa, dịch văn học và văn bản hóa để phục vụ cho việc nghiên cứu.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-08
Chuyên mục
Văn hóa truyền thống và phát triển