TRẠNG THÁI NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM KHƠ-MÚ Ở VIỆT NAM

  • Tạ Văn Thông
  • Tạ Quang Tùng

Tóm tắt

Mục đích của bài viết này là chỉ ra những điểm chung và riêng trong trạng thái ngôn ngữ của các dân tộc ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ-mú (Khmuic) gồm: Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu. Những điểm chung: Đây là những ngôn ngữ rất gần gũi về cội nguồn, hiện giữ lại được trạng thái “cổ” của các ngôn ngữ đơn lập. Hiện tượng đa ngữ (phổ biến là song ngữ) phổ biến ở tất cả các dân tộc thiểu số nhóm Khơ-mú: Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ các dân tộc này - tiếng Thái, tiếng Lào... Tuy nhiên, hiện tượng đa ngữ này lại thường là bất bình đẳng.Những điểm riêng biệt: Dân tộc Kháng nói bằng 2 ngôn ngữ. Ngôn ngữ các dân tộc Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng có nguy cơ thất truyền cao; Ơ Đu đang có nguy cơ mất hoàn toàn bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó có ngôn ngữ tộc người (chuyển sang nói tiếng Thái hoặc Khơ-mú). Có thể xem đây là một trường hợp nghiên cứu về trạng thái ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-08
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ