GIÁO DỤC NGÔN NGỮ Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

  • Tạ Văn Thông

Tóm tắt

Từ lâu việc giáo dục và sử dụng ngôn ngữ ở các vùng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam đã được đặt ra. Cho đến nay, đây vẫn là một vấn đề thời sự. Yêu cầu của giáo dục ngôn ngữ (GDNN) là phải giúp học sinh (HS) hiểu và sử dụng thành thạo
cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ (của HS). Yêu cầu này hỗ trợ cho học vấn, cho sự đa dạng về văn hoá truyền thống, sự tự trọng và tinh thần nhân văn. Đã có một số mô hình GDNN: a. “thả nổi”; b. “tập bơi” trong tiếng Việt trước khi “thả nổi”; c. dạy - học tiếng mẹ đẻ và bằng tiếng mẹ đẻ trước, sau đó chuyển dần sang dạy - học tiếng Việt và bằng tiếng Việt, còn tiếng mẹ đẻ chuyển dần sang như một môn học; d. dạy - học tiếng Việt và chỉ bằng tiếng Việt, còn tiếng mẹ đẻ chỉ như một môn học. Ở Việt Nam hiện nay, khả thi nhất là GDNN kết hợp mô hình b. với mô hình d.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-24
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ