GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN KHU VỰC TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

  • Na Lê Thị Ly
Từ khóa: Mô hình đào tạo nghề và giảm nghèo bền vững; Giải pháp quản lý phát triển mô hình; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện; Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ; Các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nguyên.

Tóm tắt

Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ ở các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nguyên được học nghề phù hợp, phần nhiều đã tìm được việc làm và có thu nhập. Nhưng trên thực tế, còn nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ ở các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nguyên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nghề nghiệp, trong lựa chọn nghề đào tạo và được hưởng lợi từ mô hình đào tạo nghề phù hợp…Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề; thực tiễn thực hiện các mô hình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ ở các xã đặc biệt khó khăn, tác giả bài báo đã đề xuất quan điểm, định hướng về xây dựng mô hình đào tạo nghề; đề xuất được 07 giải pháp quản lý phát triển mô hình đào tạo nghề và giảm nghèo bền vững ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ ở các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nguyên hiện nay. Qua quá trình khảo nghiệm, 07 giải pháp quản lý đã được đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-03-29
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ