CHỮ THÁI Ở VIỆT NAM

  • Thông Tạ Văn
  • Tùng Tạ Quang
Từ khóa: Chữ Thái; Dân tộc thiểu số; Mô hình giáo dục; Tiếng Thái.

Tóm tắt

Người Thái ở Việt Nam có hai loại chữ: 1. Chữ cổ gốc Ấn Độ - tự dạng Sanskrit (với nhiều kiểu khác nhau, ở người Thái Đen, Thái Trắng; Táy Thanh, Táy Đeng; Táy Dọ; Tai Pao, Thái Mường, Thái Hàng Tổng…) 2. Chữ mới - tự dạng latin. Chữ Thái cổ đã từng có vai trò khá lớn trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Thái, được các trí thức Thái xem là tài sản quý báu của dân tộc Thái. Việc mã hóa chữ Thái cổ đã được đặt ra. Chữ Thái “mới” đã được xây dựng từ khi người Pháp đến Tây Bắc (1946 - 1954). Năm 1970, phư­ơng án chữ Thái Latin được Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê chuẩn. Chữ này đã được sử dụng trong một sáng tác văn học, biên soạn sách. Nhìn chung, chữ Thái chưa có điều kiện phổ biến và sử dụng tích cực.
Một số câu hỏi đặt ra và cần có câu trả lời đối với chữ Thái, để chữ này có thể sống và hành chức tích cực: Chữ Thái dùng để làm gì? Những yêu cầu đối với chữ Thái là gì? (Trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, nên truyền bá và sử dụng chữ Thái cổ - tự dạng Sanscrit, hay là chữ Thái mới - tự dạng latin, hay cả hai)? Chữ Thái cần được xây dựng (hoặc sửa đổi, cải tiến, thống nhất) căn cứ vào tiếng địa phương nào? Chữ Thái cần được dạy - học và sử dụng như thế nào?

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-03-29
Chuyên mục
Văn hóa truyền thống và phát triển