BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM TỪ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ NHẰM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH KON TUM

  • Chương Trần Văn
Từ khóa: Cây dược liệu; Bảo tồn, phát triển cây dược liệu quý hiếm; Phát triển bền vững; Tỉnh Kon Tum.

Tóm tắt

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện có khoảng 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có 35 loài thuộc 27 họ thực vật quý hiếm cần được bảo tồn, 30 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho
thị trường và khoảng 25 loài cây thuốc được trồng có giá trị chữa
bệnh và kinh tế cao. Nhiều năm qua, tỉnh đã xác định bảo tồn, phát
triển cây dược liệu quý hiếm từ tiềm năng, lợi thế sẵn có là hướng
đi phù hợp, nhằm hướng tới phát triển bền vững vùng đồng bào dân
tộc thiểu số của tỉnh. Do vậy, trong quá trình phát triển, tỉnh đã xác
lập được các vùng phát triển dược liệu trọng tâm tại 03 huyện, đồng
thời định hướng các loại dược liệu chủ lực của từng địa phương để
tập trung phát triển một cách đồng bộ.
Bài viết phân tích thực trạng của việc bảo tồn và phát triển cây
dược liệu tại tỉnh Kon Tum, dự đoán giá trị kinh tế và đề xuất một
số giải pháp để khắc phục những rào cản trong quá trình phát triển
cây dược liệu, nhằm góp tiếng nói cho việc bảo tồn và phát triển cây
dược liệu từ tiềm năng, lợi thế sẵn có của vùng đất này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-27