QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHỤ NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN KHU VỰC TÂY NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

  • Lê Thị Ly Na
Từ khóa: Mô hình đào tạo nghề; Quản lý phát triển mô hình đào tạo nghề; Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ; Các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện; Các tỉnh Tây Nguyên.

Tóm tắt

Công tác đào tạo nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nói chung và phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên đang là một trong những nội dung luôn được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng về đào tạo nghề cho phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện ở 05 tỉnh Tây Nguyên là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Tác giả bài báo đã tiến hành điều tra khảo sát về thực trạng phát triển mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ ở khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn 2016-2020, phân tích những mặt mạnh, những mặt còn yếu, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra để quản lý phát triển hiệu quả mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ ở khu vực Tây Nguyên trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-29
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ