Sách Việt kiệu thư trong con mắt giới sử học đương đại (Nhân những băn khoăn của ông Hồ Bạch Thảo, cũng nhân tin sắp thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam)

  • Nguyễn Huệ Chi

Tóm tắt

Việt kiệu thư là tác phẩm biên khảo về Việt Nam từ thời kỳ thượng cổ cho đến năm 1540 là năm hoàn thành sách, do học giả người Trung Hoa thời Minh Lý Văn Phượng biên soạn, được chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa thừa nhận là bộ sách tham khảo trọng yếu cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam và lịch sử quan hệ Trung-Việt. Tác phẩm này đã được GS Nguyễn Huệ Chi khảo cứu và trích dẫn trong các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam thế kỷ XV, và gần đây là qua bài viết “Tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam: thủ đoạn của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407”. Sau khi bài viết này công bố, nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo đã có bài viết “Thử lý giải tại sao những sử liệu thời Minh do GS Nguyễn Huệ Chi trưng lên từ Việt kiệu thư khác với Minh thực lục”.

Qua hai bài viết của mình, GS Nguyễn Huệ Chi đã trình bày các luận điểm nhằm chứng minh giá trị của tác phẩm Việt kiệu thư, đồng thời làm rõ vấn đề mấu chốt mà tác giả Hồ Bạch Thảo còn băn khoăn: Vì sao giữa Minh thực lụcViệt kiệu thư lại có những ghi chép trái ngược nhau về một sự kiện, như lệnh của Minh Thành Tổ bắt phải tiêu hủy (Việt kiệu thư) hay thu giữ (Minh thực lục) sách vở của người Việt khi xâm chiếm được Việt Nam?

Sau khi đối chiếu các tài liệu liên quan, GS Huệ Chi cho rằng, chìa khóa để giải mã 2 đạo sắc của Minh Thành Tổ trong Minh thực lụcViệt kiệu thư chính là cách hiểu cặp từ ghép
“văn tịch 文籍” được dùng trong 2 đạo sắc này. Từ cách hiểu đầy đủ và chính xác về cặp từ ghép “văn tịch” sẽ thấy không có gì mâu thuẫn trong lệnh của Minh Thành Tổ: đốt phá tại chỗ tất cả di sản văn hóa của người Việt nhưng phải thu giữ sổ sách biên chép về của cải, tiền bạc, hộ khẩu, bản đồ quận huyện… hòng thôn tính lâu dài nước ta.

ABSTRACT

The history book Việt kiệu thư in the view of contemporary historians (In reply to the doubtfulness of Mr Hồ Bạch Thảo, and on the occasion of the foundation of Confucius Institute in Vietnam)

Việt kiệu thư, a history book on Vietnam from ancient times to 1540, the year of completing the book, was compiled by Lý Văn Phượng, a Chinese scholar under the Ming Dynasty, and has been recognized by Chinese researchers as the essential reference book for the study of the history of Vietnam and the history of China-Vietnam relations. That book has been studied and cited by Prof. Nguyễn Huệ Chi in his research works on Vietnamese literature in the fifteenth century, and his recent article “Totally eradicating Vietnamese culture: A trickery of the Yongle Emperor in the 1406-1407 war of aggression”. After that article had been published, researcher Hồ Bạch Thảo wrote the article “A try at explaining why historical documents during the Ming Dynasty cited from Việt kiệu thư by Prof. Nguyễn Huệ Chi are different from Minh thực lục, another history book”.

Through his two new articles, Prof. Nguyễn Huệ Chi has presented his theoretical perspectives arguments to prove the value of Việt kiệu thư, and clarified crucial problems that made researcher Hồ Bạch Thảo doubtful: Why are there opposite notes of an event between Việt kiệu thư and Minh thực lục, such as the Yongle Emperor’s orders to destroy (according to Việt kiệu thư) or seize and keep (according to Minh thực lục) Vietnamese books when Chinese troops occupied Vietnam?

After comparing relevant documents, Prof. Nguyễn Huệ Chi claimed that the key to decode two royal decrees of the Yongle Emperor in Việt kiệu thư and Minh thực lục is the understanding of the compound word “book documents 文籍” used in these two royal decrees. By understanding completely and accurately that compound word, we will see nothing contradictory in the Yongle Emperor’s orders: burning and destroying every cultural heritage of the Vietnamese people but seizing and keeping books of wealth, money, population and maps of districts in order to dominate our country long-lastingly.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-02-06
Chuyên mục
TRAO ĐỔI