Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt/General comments on  bad habits of Vietnamese people

  • Trần Văn Chánh

Tóm tắt

Bài viết tổng thuật chi tiết thói hư tật xấu của người Việt được ghi nhận qua sách báo từ trước đến nay, bao gồm cả việc phân tích nguyên nhân và đề nghị giải pháp cứu vãn. Bên cạnh đó, tác phẩm Người Trung Quốc xấu xí của nhà văn-nhà báo người Trung Quốc Bá Dương cũng được tóm thuật lại để giúp người đọc tham khảo, đối chiếu với trường hợp Việt Nam. Theo tác giả, công cuộc cải tạo văn hóa đòi hỏi thời gian rất lâu dài, nhưng để có được bước đột phá, nhằm thúc đẩy nhanh các quá trình thực hiện, điều kiện tiên quyết vẫn là phải can đảm thừa nhận các thói xấu/ khuyết tật của người Việt, và trung thực chỉ ra những sự thật nào là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh ra chúng. Trong các giải pháp nhằm khắc phục thói hư tật xấu của người Việt, giải pháp chỉnh đốn nền giáo dục và củng cố luật pháp là có tầm quan trọng hơn cả. Tuy nhiên, cải cách chính trị mới là tiền đề của cải cách văn hóa, giáo dục, lối sống, cũng như mọi công cuộc cải cách khác. Vì vậy, vấn đề bức thiết cốt lõi hiện nay vẫn là cần tiến hành sớm việc cải cách thể chế, mở rộng dân quyền và dân chủ, như một cách để phả vào xã hội một luồng sinh khí mới, có tác dụng kích hoạt mạnh mẽ, tương tự như phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.

ABSTRACT

 The article generally describes bad habits of Vietnamese people recorded in books and newspapers, including the analysis of causes and proposed solutions to overcome. In addition, the book “The Ugly Chinaman” by Bo Yang, a Taiwan writer and journalist, is summarized to help readers compare to the case of Vietnam. According to the author, cultural reform requires a long-term period, and in obtaining breakthrough in order to foster the process of changing, the prerequisite conditions must be the daring to admit bad habits/ defects of Vietnamese people and point out basic reasons causing these habits. Among solutions to surmount bad habits of Vietnamese people, the most importance is to set right the education and reinforce the law. However, political reform itself is the premise of cultural and educational reform, as well as other reforms. Thus, the urgent matter is to carry out institutional reform, and expand civil rights and democracy as a way to give the society a new lease of life with great efforts, similar to the “Renovation” movement in Vietnam in the early 20th century.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-07-21
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ