Giai nhân kỳ ngộ diễn ca, một thể nghiệm mới của Phan Châu Trinh về truyện thơ lục bát/Giai nhân kỳ ngộ diễn ca, a new experimentation of  Phan Châu Trinh on six-eight meter epic poetry

  • Nguyễn Huệ Chi

Tóm tắt

Giai nhân kỳ ngộ diễn ca là một truyện thơ lục bát được Phan Châu Trinh dịch và chuyển thể từ bản dịch Hán văn cuốn tiểu thuyết Kajin no Kigū của nhà văn Nhật Bản Tōkai Sanshi. Sau khi phân tích các thủ pháp nghệ thuật, nêu lên những nhận xét về các mặt thành công và hạn chế của tác phẩm, tác giả bài viết kết luận: Đối với lịch sử văn học cận đại Việt Nam, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca có giá trị như một thông điệp đòi hỏi chuyển hướng toàn diện quy tắc thẩm mỹ của thể loại truyện thơ truyền thống trong đời sống văn học dân tộc. Ở thời điểm đầu thế kỷ 20, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca của Phan Châu Trinh xứng đáng được đánh giá cao bởi sự cố gắng đáp ứng đòi hỏi đó và tác phẩm của ông có mặt nào đó còn đi xa hơn một số truyện văn xuôi chương hồi xuất hiện tại nước ta trong cùng thời gian.

ABSTRACT

 Giai nhân kỳ ngộ diễn ca, a six-eight meter epic poem, was translated and adapted by Phan Châu Trinh from the Chinese translation of the novel Kajin no Kigū by Tōkai Sanshi, a Japanese writer. After analyzing the methods of art and pointing out the achievements and limitations of the poem, the author concludes that in the early-modern literary history of Vietnam, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca is like a message requiring a comprehensive shift in aesthetic rules of traditional epic poetry in the national literature. At the beginning of the 20th century, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca of Phan Châu Trinh deserves to be highly appreciated thanks to the attempt to meet the demand of that requirement; moreover, in some aspects, his work is ahead of some contemporary episodic fictions.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-07-21
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ