Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII/Connecting networks and orienting politics of space: Relocating Nguyễn Cochinchina between East and Southeast Asia in the sixteenth to eighteenth centuries.

  • Vũ Đức Liêm

Tóm tắt

Trước khi chủ nghĩa thực dân xác lập các đường phân chia địa lý ở Đông Nam Á theo các lợi ích riêng của họ, cư dân ở khu vực này có những cách thức tư duy không gian riêng. Nhờ cách thức định nghĩa và tiếp cận không gian này mà họ có cách thức khác để phân chia bề mặt Trái đất thành phạm vi địa lý đặc thù với các mạng lưới và lợi ích của chính họ. Vào thế kỷ XVI, có một nhóm người Việt như thế đã lựa chọn đi về phía nam, và bắt đầu xác lập ở khu vực thuộc miền Trung Việt Nam ngày nay. Cùng với các cư dân bản địa, họ thiết lập nên một chính quyền tự trị so với Đàng Ngoài, được biết đến với tên gọi Đàng Trong, hay Cochinchina. Trong vòng hai thế kỷ, bằng cách tạo ra một không gian địa lý riêng với việc mở rộng lãnh thổ về phía nam và thúc đẩy các tương tác với cả các nhóm miền núi và mạng lưới nội Á bằng đường biển, chính thể mới không chỉ đứng vững trước các cuộc tấn công từ phía bắc mà còn phát triển thịnh vượng. Bài viết này sẽ tái định hướng không gian của xứ Đàng Trong như một khu vực kết nối giữa Đông và Đông Nam Á thông qua khảo sát sự mở rộng lãnh thổ, kết nối các mạng lưới giao thương, và xác lập cấu trúc quyền lực vùng. Nghiên cứu này sẽ lập luận rằng Đàng Trong đã phát triển một khuynh hướng tiếp cận không gian độc đáo dựa trên các mạng lưới nằm xen lẫn giữa hai khu vực mà ngày nay được gọi là Đông và Đông Nam Á, và cung cấp một mẫu hình thú vị về tương tác nội Á (Inter-Asian Connection). Thể chế này, trong khi hướng về phương bắc để tìm kiếm các mẫu hình chính trị, sức mạnh văn hóa và tôn giáo để thiết kế các cấu trúc chính trị mà nó muốn xây dựng, đã hướng về phương nam để tìm kiếm các nguồn lực, không gian lãnh thổ, và dân số để biến ý đồ chính trị đó thành hiện thực. Anthony Reid (2015) lập luận rằng không gian Đông Nam Á đặc biệt vì nó “không Hoa cũng chẳng Ấn”. Tuy nhiên, để định nghĩa chính xác nó là gì thì Reid vẫn bỏ ngỏ câu trả lời. Bằng cách lần theo các mạng lưới và nhận diện chủ nhân của nó trên vùng đất Đàng Trong, cách tiếp cận này có thể là một nỗ lực để trả lời câu hỏi trên bằng cách đặt Đàng Trong trong những không gian lịch sử và tương tác xã hội mở. 
ABSTRACT
CONNECTING NETWORKS AND ORIENTING POLITICS OF SPACE: RELOCATING NGUYỄN COCHINCHINA BETWEEN EAST AND SOUTHEAST ASIA IN THE SIXTEENTH TO EIGHTEENTH CENTURIES
Before colonial empires dominated geopolitical and economic interest in Southeast Asia, the local had built their own economic and political networks. By the sixteenth century, a group of Vietnamese people left behind their traditional base in the Red River delta and moved southward to the areas of present-day central and southern Vietnam. They established an autonomous domain called the Inner Region (Đàng Trong), or known to the west as the Nguyễn Cochinchina. Growing prosperously for two centuries, the region was not only able to defense itself from the northern rival in Hanoi, but also to expand dramatically into the lower Mekong, and Khmer frontier along Vietnamese-Cambodian border. Its rulers presented a unique geographical consciousness in order to position themselves in the world of Asia Pacific. In the sixteenth to the eighteenth centuries, there is no better place can reveal the idea of connecting geography and orienting political space between East and Southeast Asia than the Nguyễn Cochinchina.This paper examines early modern Vietnam’s geographical configuration through connecting economic network and orienting political landscape. It argues that the Nguyễn Cochinchina had developed a unique perspective of geographical orientation along the frontier between East and Southeast Asia. It looked norh for political model and administrative technique, but looked south for territorial expansion and resources to implement their political project. By doing this, Nguyen Cochinchina offered a fascinating example of those standing at the crossroad of Asian networks, between the two geopolitical spaces which we now label as East and South East Asia. Anthony Reid (2015) recognizes Southeast Asia as a space of “not China, not India”, but unable to precisely define what it is in the between. By tracing the networks and identifying the spatial aspect of political acclimatization, this paper attempts to answer that issue by placing the Inner Region in the historical backgrounds and open social interaction.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-11-21
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ