Hình ảnh Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX: Trường hợp trí thức khoa bảng Trần Tán Bình với câu đối dâng năm 1922 cho đền Cổ Lương./Image of Mother Liễu and National Movement in the Early 20th century. The case of academic Trần Tán Bình and par

  • Chu Xuân Giao

Tóm tắt

Từ kết quả khảo cứu nội dung của một đối liễn được hai vị quan Trần Tán Bình và Đào Huân liên danh dâng cho ngôi đền Cổ Lương (Hà Nội) vào năm 1922, rồi đặt nó đồng thời vào trong bối cảnh trực tiếp là kinh lịch và tư tưởng của nhà khoa bảng Trần Tán Bình, và vào bối cảnh rộng rãi hơn là khuynh hướng thẩm thấu hay hấp dẫn nhau giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa siêu nhiên của xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX, bài viết này đã đưa đến một nhận thức mới. Đó là, tới đầu thập niên 1920, chính tâm thế của thời đại đã xây dựng nên hình ảnh đan lồng vào nhau của nữ thần Liễu Hạnh với các nữ anh hùng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Lần đầu tiên hình ảnh Bà Trưng - Bà Triệu hiên ngang cưỡi voi ra trận được xuyên cài vào hình ảnh Mẫu Liễu áo đỏ giáng trần. Nữ thần Liễu Hạnh nhiệm màu vốn chưa từng được ghi chép vào chính sử, thì nay được sánh ngang với các nữ anh hùng xuất chúng có thực trong lịch sử chống ngoại xâm. Ở thời điểm đó, Mẫu Liễu không chỉ là nơi đón nhận sự ngưỡng vọng, tôn kính của lớp trí thức cựu học nhưng có tư tưởng canh tân mà lại phải dấn thân vào chốn quan trường như Trần Tán Bình, mà còn là một địa chỉ tin cậy để họ có thể giãi bày những tâm sự riêng tư. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra gợi ý về thời điểm xuất hiện tương đối sớm của ngôi đền Cổ Lương trong hệ thống các đền phủ thờ phụng Mẫu Liễu ở Thăng Long - Hà Nội. Rất có thể ở khoảng thời gian từ sơ kỳ tới hậu bán thế kỷ XVIII (1720 - 1770), khu vực làng Cổ Lương ở bên cạnh bến sông Tô Lịch ăn thông ra Sông Hồng, người ta đã bắt đầu thờ vọng Mẫu Liễu (có gốc từ Sòng Sơn và Vân Cát). 

ABSTRACT
IMAGE OF MOTHER LIỄU AND NATIONAL MOVEMENT IN THE EARLY 20TH CENTURY. THE CASE OF ACADEMIC TRẦN TÁN BÌNH AND PARALLEL SENTENCES OFFERED CỔ LƯƠNG TEMPLE IN 1922
Based on the research results of the contents of a pair of scrolls by Trần Tán Bình and Đào Huân offering to Cổ Lương Temple in Hanoi in 1922 and placed it simultaneously in the direct context of the experiences and thoughts of academic Trần Tán Bình, and the broader context of the permeability or interaction between the nationalism and supernaturalism of Vietnamese society at the beginning of the twentieth century, the writing has led to a new awareness. That is, he early 1920s, it was the consciousness and preparedness of Vietnamese society tin that created the interlocking image of the goddess Liễu Hạnh with the heroines in the history of the country. For the first time the image of Ladies Trưng and Triệu proudly riding elephant into battle was inserted into the image of goddess Liễu Hạnh in red costume descending on earth. Holy Goddess Liễu Hạnh, who has never been recorded in history, was then comparable to some of the most prominent heroines in the history of fighting against aggression. At that time, the Pantheon of Mother Liễu was not only a place for intellectuals who had innovative thoughts, Trần Tán Bình is a typical example, to come to express their admiration and reverence but also a trusted place for them to express their personal confidence.In addition, the article also suggests the relatively early appearance of Cổ Lương Temple in the among temple systems worshipping Mother Liễu in Thăng Long - Hanoi. It is probably that during the period between the first half and the second half of the 18th century (1720-1770) Mother Liễu (originated from Sòng Sơn and Vân Cát) began to be worshipped from a distance in the area of Cổ Lương village by Tô Lịch River wharf through the Red River.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-25
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ