Đôi điều về minh văn trên ông bình vôi/About the Inscriptions on Vietnamese Lime-pots

  • Nguyễn Quảng Minh
  • Nguyễn Mộng Hưng

Tóm tắt

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài đều chưa nói và viết gì về minh văn trên ông bình vôi. Tuy hiếm gặp nhưng các tác giả bài viết đã thấy minh văn trên bình vôi bằng bạc, đồng và gốm sứ. Những chữ thể hiện ước nguyện, nhất là chữ Thọ, thường hay gặp nhất. Hai câu thơ nổi tiếng của Giả Đảo đời Đường và sáu câu thơ ca tụng thú ăn trầu là những điển hình về thơ ca viết trên ông bình vôi. Cũng có gặp những minh văn loại lạc khoản và thương hiệu. Tuy nhiên các tác giả chưa gặp minh văn niên hiệu và tàng khoản. Minh văn được coi là một dạng trang trí cho thân và núm vú bình vôi nên các chữ đã được viết/khắc/đục/đúc với nhiều kiểu chữ Nho nhằm tạo nên một thể hài hòa trong bố cục. Niên đại của những bình vôi có minh văn nằm trong khoảng từ thế kỷ XVIII đến cuối thề kỷ XIX. Triển vọng nghiên cứu minh văn trên bình vôi còn rất rộng và dài.

ABSTRACT

         Exploring the virgin subject Inscription on Lime-pot, the authors uncovered, for the first time that: 1) there exists inscription on silver, bronze and ceramic lime-pots; 2) these are aspiration text [cát tường tự văn], rhythmic text [thơ ca], dedication [lạc khoản] and trade mark; a big question mark still remained about the unique nienhao related by Vương Hồng Sển in 1950, and no sign of hallmark [tàng khoản]); 3) inscription is a special kind of decoration on the lime-pot’s body; 4) all readeable inscriptions are in Nho characters, which were most written/incised by sharp objects or moulded in almost all writing styles and types, but some were written with a brush; 5) these lime-pots probably dated from the XVIIIth to the late XIXth century. Even scarce but some inscription is in waiting for exploring.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-04
Chuyên mục
CỔ VẬT VIỆT NAM