Cách phiên chuyển địa danh từ tiếng Pa Cô, Ta Ôi ở Thừa Thiên Huế sang tiếng Việt/How to Transliterate Toponym in Pacoh and Taoih Languages into Vietnamese

  • Trần Văn Sáng

Tóm tắt

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đồng thời là một quốc gia đa ngôn ngữ và văn hóa. Trong đó, do người Kinh chiếm đại đa số nên tiếng Việt được xem là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các cộng đồng quốc gia đa dân tộc ấy. Vì vậy, vấn đề vay mượn và tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số là phổ biến và tất yếu để làm giàu cho vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Các dân tộc và ngôn ngữ thường có những quy tắc vay mượn, du nhập các từ ngoại lai cho phù hợp với những quy tắc ngữ âm-âm vị học, ngữ nghĩa, ngữ pháp và các quy tắc chữ viết, cũng như các quy tắc hình âm vị học của tiếng mẹ đẻ để những từ phi bản địa ấy vừa không làm xáo trộn hệ thống ngôn ngữ vốn có của dân tộc vừa đảm bảo nhu cầu thông tin nhanh chóng, chính xác, phù hợp với tập quán, thói quen tri nhận ngôn ngữ của dân tộc mình.

Có rất nhiều vấn đề ngôn ngữ học đặt ra trong quá trình xử lý các hiện tượng vay mượn. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xem xét, đặt vấn đề phiên chuyển (có phiên âm lẫn chuyển tự) các địa danh dân tộc sang tiếng Việt, cụ thể là các địa danh từ tiếng Pa Cô, Ta Ôi, ngôn ngữ của một dân tộc sinh sống lâu đời nhất trên miền đất A Lưới, dân tộc Ta Ôi, cư dân nói ngôn ngữ dòng Môn-Khơme, thuộc ngữ hệ Nam Á. Vấn đề phiên chuyển tên riêng nói chung, địa danh dân tộc sang tiếng Việt nói riêng, ở nước ta đã có từ lâu, song ở mỗi thời kỳ lịch sử cách phiên chuyển ấy lại rất khác nhau. Qua dữ liệu địa danh cho phép, chúng tôi thử đề xuất một giải pháp cụ thể cho việc phiên chuyển địa danh tiếng Pa Cô, Ta Ôi ở Thừa Thiên Huế sang tiếng Việt vừa đúng và gần với ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc này, vừa giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.

ABSTRACT

The Vietnamese is a multi-race people, with different languages and cultures, of which, the plainsmen account for a large part. Therefore Vietnamese is regarded as national language, the common language for mutual communication between the different racial communities of the country. The borrowing practice and interaction between Vietnamese and the ethnic groups’ languages is inevitable and consequently quite popular so as to enrich the vocabulary of each language in the course of interaction. Each people, and its language, has its own standards for borrowing and admission of alien words in order that the admitted words conform to principles of its phonetics-morphophonology, semantics, grammar, writing method... of its mother tongue, and that the alien words will not upset the people’s natal linguistic system and on the other hand ensure quick and exact communication that is in keeping with its customs and its linguistic habits.   

In dealing with the borrowing practice between languages, researchers have to cope with various linguistic issues. In this article, we will only study the cases of transliteration (with both transcription and transliteration) of ethnic groups’ geographical names into Vietnamese, in particular the transliteration of geographical names of the Pacoh and Taoih languages, of the Taoih people who has lived in A Lưới for ages and speaks Mon-Khmer language of the Austro-Asiatic family. In our country, the transliteration of proper nouns in general, and of geographical names of ethnic groups into Vietnamese in particular, was started a long time ago, but the transliteration modes changed remarkably in different periods of history. In consideration of the acceptable geographical names, the author makes an attempt here to suggest a specific method for transliteration of geographical names of Pacoh and Taoih languages into Vietnamese that ensures the correct meaning of the new names and at the same time helps preserve the similarity in pronunciation, as well as the clarity of Vietnamese.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-04
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ