Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá nhanh chất lượng nước vùng ven Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Hoàng Đình Trung
  • Lê Trọng Sơn
  • Mai Phú Quý
  • Đặng Ngọc Quốc Hưng

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành sử dụng thành phần động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn mà chủ yếu là côn trùng thủy sinh (Aquatic insect) ở các thủy vực vùng ven Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế, làm chỉ thị sinh học để đánh giá nhanh chất lượng nước mặt tại 7 điểm trên các thủy vực vùng nghiên cứu thông qua hệ thống tính điểm BMWPViet và chỉ số sinh học ASPT. Kết quả phân tích mẫu vật ĐVKXS cỡ lớn thu được từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009 đã xác định được 43 họ ĐVKXS cỡ lớn bao gồm: 39 họ thuộc 9 bộ, 2 lớp của ngành Chân khớp (Arthropoda); 4 họ thuộc 1 bộ, 1 lớp Chân bụng (Gastropoda) của ngành Thân mềm (Mollusca). Trong đó, có 31 họ tham gia vào hệ thống tính điểm BMWPViet. Nghiên cứu cho thấy chất lượng môi trường nước mặt tại đây từ mức “nước bẩn ít’’ (Oligosaprobe) đến “nước không bị ô nhiễm’’ (nước sạch).

ABSTRACT

Applying the Method of Using Lager Size Invertebrates to Estimate Water Quality in Contigous Area of Bạch Mã National Park, Thừa Thiên Huế Province

The main objective of this study was to look for a biotic index to assess the surface water quality. The BMWP score system for Vietnam and ASPT indices has been applied to assess the water quality of 7 main sites in contigous area of Bạch Mã national park, Thừa Thiên Huế province. The study was carried out in March - December of 2009. As a result, 43 macroinvetebrate families belonging to 3 classses and 2 phyla (Arthropoda and Mollusca) were recorded. Among these families, 31 families belong to the list of BMWPViet scoring system.

The composition coverved some predominant familes, such as Ephemeroptera, Trichoptera, Odonata each of them is divided into four smaller families. Data analysis showed that in contigous area of Bạch Mã national park, the BMWPViet scores are relatively high, the biotic indices (ASPT) ranging from 6,6 to 9,3. The application of macroinvertebrates as a biotic index evaluates to range from the water quality level of high pollution (Oligosaprobe) to level of no pollution.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-04
Chuyên mục
MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI