Bàn về niên đại các minh văn trên đồ gốm Việt Nam/Dates in the Epigraphs on Vietnamese Ceramics

  • Lê Thành Lân
  • Trần Ngọc Dũng

Tóm tắt

Dưới góc nhìn của niên đại học, bài báo đã bàn thêm về ba khía cạnh: niên hiệu, niên thứ và ngày tháng trong các minh văn trên đồ gốm Việt Nam. Ngược lại với các ông Nguyễn Quảng Minh và Nguyễn Mộng Hưng, về niên hiệu các tác giả khẳng định hai chữ Đại Hòa trong minh văn trên lọ gốm hoa lam lưu giữ tại Topkapi, Istanbul là đúng và trùng hợp với các loại dữ liệu có được từ cổ vật đương đại và bản chữ Hán Đại Việt sử ký toàn thư. Về niên thứ, nhất là của các niên hiệu thời Mạc Mậu Hợp, các ông Nguyễn Quảng Minh và Nguyễn Mộng Hưng đã đúng nhờ trực tiếp dựa vào TS Nguyễn Đình Chiến, cũng tức là gián tiếp dựa vào kết quả khảo cứu trước đây của chính các tác giả vào năm 1996; ở đó niên thứ của 8 niên hiệu thời Mạc đã được xác định lại. Tất cả các ngày tháng được ghi trong minh văn trên đồ gốm mà TS Nguyễn Đình Chiến đã thống kê (15 trường hợp thuộc thời Mạc và 11 trường hợp thuộc thời Lê) trong cuốn sách Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn thế kỷ XV-XIX đã được đổi sang lịch Dương để người đọc tiện sử dụng. Các tác giả cũng nêu ý kiến là nên gọi chiếc lọ ở Topkapi là lọ gốm như TS Nguyễn Đình Chiến đã gọi chứ không nên gọi là lọ sứ. Bài báo cũng nêu ra một cách giải thích về việc người viết minh văn trên lọ gốm Topkapi ghi phủ Nam Sách thời Lê thành châu Nam Sách như khi còn thuộc Minh là do tên gọi các địa danh mang tính “bảo thủ” lớn.

ABSTRACT

In terms of chronology, the author give some further discussion on the name for a reign’s years, the order of a year in a reign, and the dates that are mentioned in an epigraph on a sample of Vietnamese antique ceramics. In opposition to the view of Nguyễn Quảng Minh and Nguyễn Mộng Hưng, as regards the name of a reign’s years, the author asserts that the name Đại Hòa in the epigraph found on the ceramic jar of indigo-blue decorative design, that is kept at Topkapi, Istanbul, is correct and coinciding with information drawn from contemporary antiquities and the Chinese text of the book Đại Việt sử ký tồn thư. As to the order of a reign’s year, especially in the case of names of the reign’s years of Mạc Mậu Hợp, Nguyễn Quảng Minh and Nguyễn Mộng Hưng proved to be correct thanks to their direct consultation to Dr. Nguyễn Đình Chiến, that inevitably means indirect consultation to the authors’ previous research in 1996 in which 8 names for the reigns’ years of the Mạc Dynasty have been reconfirmed. All the dates found in the epigraphs collected by Dr. Nguyễn Đình Chiến (15 cases concerning the Mạc House and 11 cases concerning the Lê Dynasty) that are mentioned in the book Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn thế kỷ XVX-XIX have been changed to Solar Calendar dates for the reader’s convenience. The authors also recommend that one should call the ceramic vessel kept in Topaki, mentioned above should be referred to as “lọ gốm” [ceramic jar] instead of “lọ sứ” [ceramic brought back by diplomatic delegation]. This article also puts forward an explanation for the fact that the epigraph on the ceramic jar in Topkapi mistakes the phủ Nam Sách in the Lê Dynasty’s times for the châu Nam Sách in the times when Vietnam was still governed by the Minh Dynasty. The authors believe this mistake originates from a sense of “conservatism”.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-23
Chuyên mục
CỔ VẬT VIỆT NAM