Tìm hiểu cổ vật đồng bằng Cửu Long - Bài 3: Về loại hình "Ấm có vòi"/A Study on the Antiquities in the Mekong Delta. Part 3: Clay Kettle with Spout of Óc Eo Culture

  • Phạm Hy Tùng Bách

Tóm tắt

Một số nhà khảo cổ học Việt Nam và một học giả nước ngoài đưa ra nhận định: phức hợp gốm Óc Eo có nhiều điểm khác biệt với đồ gốm các vùng khác ở Đông Nam Á. Tiêu biểu nhất là loại hình ấm đựng nước có vòi dài cong và vòi thẳng có “nhẫn” ở gần đầu vòi. Tác giả bài viết chứng minh ấm gốm cổ Óc Eo có 3 kiểu dáng vòi khác nhau và chúng đều là những ngẫu tượng Linga phục vụ cho tín ngưỡng phồn thực của cư dân đồng bằng Cửu Long xưa. Ngoài ra tác giả còn đưa ra hai chiếc ấm khác có hoa văn khắc vạch vừa mang dấu ấn tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ lại thêm cả những hình chim đang bay thường gặp trên những cổ vật bằng đồng của nền văn hóa Đông Sơn. Qua đó đưa ra kết luận muộn nhất vào thế kỷ V-VII cư dân đồng bằng Cửu Long cũng đã tiếp nhận văn hóa Việt.

ABSTRACT 

Vietnamese archiologists and several foreign scholars assert that the Óc Eo ceramics are different from those made in other regions in Southeast Asia. The most typical sample of Óc Eo ceramics just mentioned is the clay kettle with a long, curving or straight spout, decorated by a “ring” near its end. The author proves that the ancient Óc Eo clay kettles were made with three different types of spouts and all were the Linga religious symbol in the belief of fertility of the early Mekong River Delta inhabitants. Besides, he also refers to two other samples of clay kettles whose designs with lines on its surface bear both the religious imprint of the ancient Vietnamese society as well as the pattern of flying birds often seen on the antique bronze articles of the Đông Sơn Culture. Consequently we can say that at the latest, the ancient inhabitants of the Mekong River Delta must have assimilated the Vietnamese culture round 5th- 7th century.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-09-15
Chuyên mục
CỔ VẬT VIỆT NAM