Tướng Pennequin và Đề án Quân đội Da vàng (1911-1915).

  • Mireille Le Van Ho (Hoàng Ứng Huyền, Nguyễn Bá Dũng dịch và bổ chú).
Từ khóa: v

Tóm tắt

Trước sức ép phải đáp ứng nhu cầu về công nhân và binh lính, năm 1916 nước Pháp đã phải xem xét lại đề án Quân đội Da vàng được đề xuất năm 1912 bởi tướng Pennequin – người đem lại hòa bình ở Bắc Kỳ, và sử dụng nó như là một cơ sở lý thuyết cho việc tuyển mộ mà mục đích từ nay trở đi khác xa những quan niệm của tướng Pennequin.
Ngay từ năm 1911 Pennequin, từ nhận thức về sự tiến triển của xã hội Việt Nam bị biến đổi bởi thực dân hóa và sự xuất hiện của một tầng lớp trung lưu với những khát vọng canh tân, đã đặt ra sự lựa chọn phi thực dân hóa (giải phóng thuộc địa) thông qua đề án thành lập một đội quân quốc gia, một kết cấu vững chắc hiện đại duy nhất của các nước thuộc địa, là trụ cột chính của nền độc lập và xây dựng đất nước.
Là dấu hiệu báo trước của chủ nghĩa đế quốc hiện đại buộc nước Pháp phải có sự thay đổi căn bản trong chính sách thuộc địa của mình, đề án vấp phải sự phản đối nói chung và đã nhanh chóng bị bác bỏ mà không có bất kỳ cải cách nào được thực hiện trong các phương thức tuyển mộ và biên chế của quân đội bản xứ. Sự bác bỏ đề án của Pennequin nói chung đã bác bỏ khuynh hướng của một chính sách thuộc địa tự do mà Napoleon III là người khởi xướng với ý tưởng của ông ta về một Vương quốc Ả Rập.
Việc tuyển mộ tại Đông Dương, được đề xuất như một nguồn dự trữ nhân công, đã được quyết định đồng thời với Nghị định ngày 9/10/1915 về việc tuyển mộ lính của Tây Phi thuộc Pháp, được bênh vực bởi sự tranh thủ của Mangin với Ủy ban Quốc phòng, họ lợi dụng để loại trừ hẳn những đề xuất của Pennequin.
Nhưng cùng lúc đó, nhà lãnh tụ theo chủ nghĩa quốc gia Phan Châu Trinh bày tỏ lập trường hòa hoãn, bởi vì ông nhìn thấy trong việc tuyển mộ một cơ hội cho những người ưu tú tiên tiến của Đông Dương “đi sang Pháp” và tạo dựng cột mốc đầu tiên trong chương trình hiện đại hóa của ông, một điều kiện đi trước sự độc lập của đất nước, trong khi người Pháp lại có quan điểm ngược lại đối với sự hy sinh của người Việt Nam tham gia chiến tranh. Nhận thức được sự thiếu hiệu quả của các cuộc nổi dậy của các nhà nho, các phong trào “phản kháng”, Phan Châu Trinh thực sự có một sự lựa chọn khác ở một đất nước mà hơn 90% dân số vẫn còn là nông dân, không biết đến xã hội công nghiệp?
Về mặt chính trị việc tuyển mộ lính đưa sang mẫu quốc đã dẫn đến việc loại bỏ những nhà cải cách và cải lương cho Đông Dương: Pennequin và Phan Châu Trinh. Hai sự loại bỏ thực sự là “cơ hội bị bỏ lỡ” cho một quá trình phi thực dân hóa không có xung đột.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-28
Chuyên mục
TƯ LIỆU