Nguồn gốc áo dài Việt Nam.

  • Trịnh Bách
Từ khóa: TB

Tóm tắt

Áo dài Việt Nam được biết đến dưới 2 dạng, bốn thân (vẫn được quen gọi theo tiếng Hán Việt là áo Tứ thân) và năm thân, hay còn gọi là năm tà. Áo Tứ thân không có khuy cài, và mở dọc ở giữa 2 vạt trước. Áo năm thân với vạt cài nút sang một bên, từ vài thập niên nay được cải tiến thành 2 thân, nhưng vẫn mang dạng 5 thân.
Tác giả bài viết nhận định rằng, áo dài Năm thân ở Thuận Hóa, với ảnh hưởng rõ nét từ Ấn Độ như thế, phải được hình thành khi ảnh hưởng của nền văn minh Ấn - Hồi, được thể hiện trên nền văn hóa Champa, rồi sau đó nó được đưa đi khắp nơi trong nước. Và nhất là sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước năm 1802. Đến nay, áo dài 2 thân của nữ giới vẫn trong hình dạng của áo năm tà, đã tiếp nối di sản áo dài truyền thống của người Việt từ thế kỷ XVI cho đến nay. Riêng áo dài năm thân phái nam thì gần như không thay đổi gì suốt trong nhiều thế kỷ. Còn trong bao thế kỷ cái áo dài với hình dạng truyền thống vẫn được người Việt trang trọng khoác vào khi tiếp khách ở mọi giai cấp và thứ bậc.
Áo dài truyền thống trải qua 5 thế kỷ đã in sâu một cách thân thương cũng như thiêng liêng vào tâm hồn người Việt. Dù nó có thể có gốc gác từ đôi nguồn ngoại nhập, nhưng người Việt đã sáng tạo ra những nét độc đáo riêng trên cái áo này để ngày nay nó có một chỗ đứng đặc biệt trong thế giới thời trang quốc tế, ngang với Kimono của Nhật Bản và Salwar Kameez của các nước Ấn - Hồi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-26
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ