Từ cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng nghĩ đến tư tưởng thống nhất, tự chủ về văn hóa.

  • Phan Thanh Hải
Từ khóa: PTH

Tóm tắt

Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống, niềm tự hào và là một trong những biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của chiếc áo dài, Cố đô Huế tự hào là chiếc nôi sản sinh ra áo dài với vai trò đặc biệt của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (người có công lớn trong việc cải cách trang phục Đàng Trong từ năm 1744 và khai sinh ra chiếc áo Ngũ thân) và Hoàng đế Minh Mạng (người đã phổ biến, nâng tầm và tôn vinh để chiếc áo dài trở thành quốc phục của nước ta). Bài viết này từ việc phân tích bối cảnh lịch sử và diễn biến công cuộc cải cách trang phục dưới thời Võ vương và vua Minh Mạng để chứng minh rằng, việc cải cách trang phục đó nhằm mục đích thể hiện tư tưởng thống nhất, tự chủ về văn hóa của triều đại; tạo cơ sở quan trọng cho sự hình thành, phát triển chiếc áo dài Huế - áo dài Ngũ thân, để nó dần dần trở thành quốc phục chính thức của dân tộc Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-26
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ