Phát triển khoa học và công nghệ biển - Cơ hội và thách thức.

  • Nguyễn Thanh Minh
Từ khóa: m

Tóm tắt

Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, cuộc sống của con người tiếp tục được cải thiện dựa trên nền tảng của những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư. Trên thế giới và khu vực, thực tiễn cho thấy trong quá trình phát triển của nhân loại khoa học công nghệ biển là một yếu tố của sự phát triển xã hội và không thể tách rời lực lượng sản xuất, góp phần phân bố lại lực lượng sản xuất trên các vùng biển đảo, bảo đảm chất lượng của các sản phẩm hàng hóa biển, bảo đảm năng suất, chất lượng của các ngành kinh tế biển. Việt Nam là quốc gia biển, song trong bối cảnh hiện nay trình độ khai thác biển của nước ta vẫn còn lạc hậu so với khu vực và thế giới, do đó việc đầu tư phát triển khoa học và công nghệ biển phải trở thành vấn đề ưu tiên cao nhất và cần được xem là giải pháp đột phá để góp phần nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển trong lĩnh vực biển. Để khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên biển phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh biển thì việc phát triển khoa học và công nghệ biển là yêu cầu cấp thiết. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản các vùng biển, chuẩn bị tích cực điều kiện tham gia khai thác đại dương phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 - UNCLOS là những vấn đề then chốt và phải được ưu tiên đi trước một bước, làm thay đổi cả về chất và lượng trong quá trình khai thác và sử dụng biển hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-02
Chuyên mục
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM