Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Bà Rịa-Vũng Tàu/Goddess worship in Bà Rịa-Vũng Tàu province

  • Nguyễn Thanh Lợi

Tóm tắt

Với vị thế địa-văn hóa riêng, tín ngưỡng thờ nữ thần ở Bà Rịa-Vũng Tàu có những nét tương đồng và dị biệt so với Bắc Bộ và Trung Bộ. Khảo sát qua hệ thống thần điện, nghi thức thờ cúng các dạng nữ thần chủ yếu ở địa phương này có thể thấy được các đặc điểm riêng. Bước đầu có thể rút ra một số nhận xét về tập tục thờ nữ thần ở vùng đất này như sau:

- Do đặc điểm địa lý là có một bờ biển dài, tiếp giáp với môi trường “nước”, nên Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiếp nhận trong tín ngưỡng dân gian một tập hợp những nữ thần liên quan đến sông nước (Thiên Hậu, Quan Âm, Thủy Long Thần Nữ, Bà Lớn, Lê Thị Hồng Thủy...). Từ đó tập tục thờ nữ thần đã chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của cư dân địa phương.

- Có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa ba tộc người Việt-Hoa-Chăm trong tập tục thờ nữ thần trên địa bàn thông qua hệ thống thần điện, nghi lễ thờ cúng. Trong đó tín ngưỡng Việt giữ vai trò chủ đạo, kế đến là tín ngưỡng Hoa và ảnh hưởng của tín ngưỡng Chăm thì rất mờ nhạt (chủ yếu là những yếu tố đã Việt hóa).

- Có sự hòa trộn, đan xen rõ rệt giữa các yếu tố của tôn giáo (Nho, Phật, Lão) với tín ngưỡng dân gian trong tập tục thờ nữ thần ở vùng đất này biểu hiện qua việc phối tự, nghi lễ.

- Tín ngưỡng thờ Mẫu gốc ở miền Bắc gần như được thể hiện “nguyên dạng” qua việc thờ Cửu Thiên Huyền Nữ tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

ABSTRACT

Bà Rịa-Vũng Tàu province with its own geographical and cultural traits is a border area in the southern part of Vietnam that shares its frontier with the south of the central region. The local goddess worship has something both similar and different as compared to the same type of worship existing in the central part and the northern part of the country. The survey of the goddess’s face and the local various forms of goddess worship shows their own special features. Our initial remarks of the practice of worshipping goddess of this locality are as follows:

- As Bà Rịa-Vũng Tàu Province has a long coastal region that provides a constant contact with an evironment of water, the local common religious practice has adopted a collection of goddesses that govern water and rivers such as Thiên Hậu, Quan Âm, Thủy Long Thần Nữ, Bà Lớn, Lê Thị Hồng Thủy.... This factor has exerted a great impact upon the local people’s spiritual lives.

- The system of god worshiping temples, and worshiping rituals shows that there is a cultural interaction in the practice of worshiping goddesses among the Vietnamese, Chinese and Champ ethnicities. The religions practiced by the Vietnamese exert the most important impact and those of the Chinese the second, while the influence of the Champ religious practice is weak (mainly the factors that have been Vietnamized).

- There is a clear mixture or intercalation between the religious factors (Confucianism, Buddhism and Taoism) with the local folk religions in the practice of worshiping goddesses of this region as manifested through multiple gods worship, and ritual ceremonies.

- The original worship of the Holy Mother (Mẫu) in North Vietnam is now almost genuinely done through the practice of worshiping Cửu Thiên Huyền Nữ in Bà Rịa-Vũng Tàu Province.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-03-27
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ