Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược (Phần III)/Searching for a missing part of Vietnamese history through the book “Khâm định An Nam kỷ lược” (Part III)

  • Nguyễn Duy Chính

Tóm tắt

Khâm định An Nam kỷ lược là một bộ sách tập hợp những thư từ, chiếu biểu trong chiến dịch của nhà Thanh đem quân sang nước ta. Chủ yếu nội dung bộ sách này gồm ba phần:

- Chiến dịch Việt-Thanh khởi đầu từ việc nhà Thanh muốn dùng biện pháp quân sự để đưa Lê Duy Kỳ trở lại ngôi vua cho đến khi Tôn Sĩ Nghị bị đánh bại tại Thăng Long phải đem tàn quân chạy về nước.

- Để tái lập bang giao, hai bên Thanh-Việt tiến hành đàm phán để Nguyễn Huệ được vua Càn Long phong làm An Nam quốc vương. Nguyễn Huệ cũng cử Nguyễn Quang Hiển là cháu ruột sang Bắc Kinh nhận sắc ấn.

- Sau khi được phong vương, vua Quang Trung cầm đầu một phái đoàn sang Trung Hoa dự lễ bát tuần thượng thọ của vua Càn Long, đưa tới sự giao hảo thân thiết giữa hai quốc gia và giải quyết được một số khó khăn mà Thanh triều áp đặt từ trước.

Khai thác các chi tiết trong Khâm định An Nam kỷ lược có thể giúp chúng ta điền một số thiếu sót trong lịch sử giao bang Hoa-Việt, nhất là nghi án về một giả vương sang triều kiến vua Càn Long.

ABSTRACT 

Khâm định An Nam kỷ lược (Military Archives of the An Nam Campaign) is a compilation of the Qing’s palace memorials and other records of the campaign to Vietnam in 1788-89. The book covers three continuous events:

- The first part brings up the invasion of the Qing’s troops to reinstate Lê Duy Kỳ to the throne as king of An Nam. However, the Chinese troops were defeated in a sudden attack at Thăng Long (capital of Tonkin) and subsequently their military commander-in-chief Tôn Sĩ Nghị fled to China.

- After the war, discussions to stabilize ralations between two countries commenced and finally Nguyễn Huệ was recognized as King of An Nam. An envoy led by Nguyễn Quang Hiển - nephew of Nguyễn Huệ - was sent to Beijing to receive the official seal and edict of recognition from the Emperor of China.

- After the acknowledgment from the Qing court, Nguyễn Huệ,-  now King Quang Trung - himself led a delegation to Beijing to participate in the Eightieth Birthday Celebration of Emperor Chien Lung. The relations between the two countries brought about a prosperous era and the Qing government removed the economical and political embargoes levied on Đại Việt for the last 20 years.

The historical details mentioned in Khâm định An Nam kỷ lược can be used to fill in some gaps in Vietnamese history, especially the Sino-Vietnamese relations at the end of XVIII century and the ambiguous story of a mock king of An Nam to head a convoy to Beijing.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-03-30
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ