Những tư liệu về nguyên quán của Lý Công Uẩn/Historical documents on the native country of Lý Công Uẩn

  • Nguyễn Phúc Anh

Tóm tắt

Đi tìm nguyên quán của Lý Công Uẩn là một trong những vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian qua trên các diễn đàn học thuật trong và ngoài nước. Trong bài viết này, tác giả đã tiến hành kiểm kê, phân nhóm và xem xét mức độ khả tín của các sử liệu liên quan đến nguồn gốc của Lý Công Uẩn.

Theo đó, sử liệu liên quan đến nguyên quán của Lý Công Uẩn chia làm 2 nhóm: Sử liệu cho biết Lý Công Uẩn là người đất Mân (Phúc Kiến, Trung Hoa) và sử liệu cho rằng Lý Công Uẩn là người Giao Chỉ. Nhóm sử liệu cho Lý Công Uẩn là người đất Mân là những sử liệu gần như đương thời với Lý Công Uẩn, do các sử gia người Trung Hoa ghi chép, trong đó có những tác giả trực tiếp trải qua những sự kiện của cuộc chiến tranh Tống-Lý (1075-1077). Nhóm sử liệu cho Lý Công Uẩn là người Giao Chỉ thường là những sử gia người bản địa chép lại với độ giãn cách thời gian khá xa so với sự kiện. Các sử liệu thuộc nhóm này thường bộc lộ sự nhiễu loạn thông tin trong nhiều trường hợp, lẫn lộn rất nhiều yếu tố linh dị và truyền thuyết.

Tác giả bài viết, qua quá trình phân tích và phê phán các nguồn sử liệu nói trên, đã nhận thấy tính chất thống nhất của nhóm sử liệu nói về nguồn gốc Mân của Lý Công Uẩn.

ABSTRACT

Finding the native country of Lý Công Uẩn is one of the problems mentioned much on the domestic and international academic forum. In this article, the author conducts an inventory, group division and assess the credibility of the historical documents related to the native country of Lý Công Uẩn.

Accordingly, historical documents related to the native country of Lý Công Uẩn are divided into two groups: The former shows that Lý Công Uẩn came from the land of Mân (Fujian, China) and the later says he came from Giao Chỉ (Jiaozhi). The former group saying that Lý Công Uẩn came from the land of Mân was nearly contemporary with Lý Công Uẩn, and was recorded by Chinese historians, including the authors directly underwent the events of the war between the Song-Lý dynasties (1075-1077). The later group was recorded by native historians who lived quite a long time afterwards. In many cases, the data of this group often reveals confusing information by inserting peculiar and legendary factors.

Through the process of analysing and criticizing the historical sources mentioned above, the author remarks the consistency of the group talking about the native land of Mân of Lý Công Uẩn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-12-25
Chuyên mục
TRAO ĐỔI