Ảnh hưởng của mô hình đô thành Lạc Dương và Khai Phong đến quy hoạch hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần/Influence of the models of the capital cities of Lạc Dương and Khai Phong on Thăng Long Royal Citadel planning under the Dynasties of Lý-Trần

  • Phạm Lê Huy

Tóm tắt

Nhằm góp phần phục dựng một cách chính xác quy hoạch của hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần, tác giả đã tiến hành nghiên cứu so sánh tên gọi, vị trí (bố cục), công năng của các công trình kiến trúc giữa hoàng thành Thăng Long với các đô thành Lạc Dương và Khai Phong của Trung Quốc. Kết quả cho thấy quy hoạch và các công trình kiến trúc chính của hoàng thành Thăng Long giai đoạn đầu (1010-1029) đã chịu ảnh hưởng rõ nét của các mô hình đô thành Lạc Dương và Khai Phong, nhưng từ giữa thế kỷ 11 trở đi, những ảnh hưởng này ngày càng nhạt dần trước sự lớn mạnh của Đại Việt.

Trong điều kiện tư liệu hết sức hạn hẹp hiện nay, những nghiên cứu so sánh này ít nhiều cung cấp cho chúng ta một số kiến thức và hình dung rõ nét hơn về không gian của hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp một số đầu mối giúp giải mã các dấu vết kiến trúc của hoàng thành Thăng Long phát lộ tại khu vực 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) và góp phần định hướng cho hoạt động khai quật trong thời gian tới.

ABSTRACT

In order to contribute to the accurate reproduction of Thăng Long royal citadel planning under the dynasties of Lý-Trần, the author conducts research on the names, locations (layout), and functions of the structures between Thăng Long royal citadel with the capital cities of Lạc Dương (Luoyang) and Khai Phong (Kaifeng) in China. The results show that the planning and architecture of Thăng Long royal citadel in the first phase (1010-1029) were evidently influenced by the models of the capital cities of Lạc Dương and Khai Phong, but from the mid-11th century on, those influences were gradually faded due to the strong growth of Đại Việt.

Although documentation is very limited at present, the comparative study, more or less, gives us some knowledge and a clearer picture of the space of Thăng Long royal citadel planning under the dynasties of Lý-Trần. In addition, the article also provides us some clues to help decipher architectural traces of Thăng Long royal citadel unearthed in the area of 18 Hoàng Diệu Street (Hà Nội) and help to shape excavation activities in the future.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-12-25
Chuyên mục
TRAO ĐỔI