GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT VÀ CÁCH THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG THỊ TÀI TRONG THƠ NÔM TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

  • Tạ Thu Thủy
Từ khóa: thị tài, Giọng điệu, khoe tài, thơ Nôm trung đại Việt Nam.

Tóm tắt

Dùng giọng điệu để thể hiện tư tưởng, tình cảm, lập trường, quan điểm của người viết là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng và quen thuộc trong văn học trung đại nói chung. Nhưng dùng giọng điệu để thể hiện tư tưởng thị tài trong thơ Nôm là một vấn đề nghiên cứu hoàn toàn mới. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: Các tác giả Nôm thường sử dụng lớp đại từ nhân xưng, các từ có tính mệnh lệnh, các từ phỏng đoán, các mệnh đề khẳng định, câu trần thuật, câu phủ định, câu nghi vấn,… tạo giọng điệu bề trên, giọng điệu lạc quan tin tưởng, giọng điệu khẳng định,... nhằm thể hiện tài năng của bản thân, tâm thế ngạo nghễ, khinh bạc vì có tài hơn người hay niềm lạc quan, tin tưởng rằng tài năng hữu dụng,… Điều này giúp các họ tạo được một chất giọng riêng mà chúng tôi gọi là giọng điệu thị tài. Nghiên cứu việc sử dụng giọng điệu để thị tài trong thơ Nôm giúp người đọc hiểu rõ hơn về các hình thức thể hiện tư tưởng thị tài trong văn học trung đại Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-15
Chuyên mục
Bài viết