MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

  • Nguyễn Diệp Ngọc
Từ khóa: Chương trình, chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng lực, hoạt động trải nghiệm, tổ chức dạy- học.

Tóm tắt

Bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục đại học. Giáo dục đại học Việt Nam
buộc phải thay đổi để thích nghi với xu hướng mới. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác
định: “Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” [1]. Để đáp ứng yêu cầu
nguồn nhân lực chất lượng cao đó, các cơ sở giáo dục nói chung và đặc biệt là các cơ sở đào
tạo giáo viên phải hướng đến việc đào tạo lực lượng lao động có khả năng thích ứng và giải
quyết được công việc với yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay. Trước đây giáo viên
giảng dạy theo phương pháp truyền thống chủ yếu là giảng giải và truyền đạt kiến thức cho
người học một chiều, thụ động. Đối với những vấn đề độ khó trung bình hay các tình huống sư
phạm ít mâu thuẫn thì giáo viên có thể dễ dàng giải quyết bởi những khuôn mẫu có sẵn. Bước
sang thế kỷ 21 đòi hỏi người giáo viên đa nhiệm hơn với các năng lực như năng lực thiết kế và
tổ chức hoạt động dạy- học, năng lực phát triển xã hội học tập, năng lực thiết kế công nghệ
cho trường học hiệu quả. Do đó, nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao năng lực tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa Sư phạmtrường đại học Thủ đô Hà Nội thông
qua tổ chức học tập trải nghiệm” có ý nghĩa và lý luận thực tiễn. Kết quả đề tài góp phần
nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng cho SV các ngành
sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-11
Chuyên mục
Bài viết