CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT “SÔNG HƯƠNG” TRONG TÙY BÚT “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG” CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

  • Nguyễn Thị Thu Nga, Đặng Minh Thảo
Từ khóa: Biểu thức chiếu vật, sông Hương, biện pháp tu từ

Tóm tắt

Bài viết sử dụng lý thuyết chiếu vật (Reference Theory) của Ngữ dụng học
(Pragmatics) để tìm hiểu các biểu thức chiếu vật sông Hương trong tuỳ bút “Ai đã đặt tên
cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tập tuỳ bút đã
sử dụng 142 biểu thức chiếu vật với các phương thức như: Chiếu vật tên riêng, chiếu vật
miêu tả, chiếu vật chỉ xuất không gian, chiếu vật chỉ xuất thời gian, chiếu vật chỉ xuất nhân
xưng. Có thể nói, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng đa dạng các phương thức chiếu vật
để đưa sông Hương vào thiên tuỳ bút. Chất liệu cấu thành các biểu thức này là một hệ
thống từ ngữ đa dạng, phong phú kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh mới
lạ. Các biểu thức chiếu vật này làm cho sông Hương hiện lên vô cùng rõ nét từ những góc
nhìn khác nhau, với vẻ đẹp vừa thơ mộng, trữ tình lại không kém phần khoáng đạt, mạnh
mẽ; trong cái đẹp về diện mạo bề ngoài là bề dày lịch sử, những lớp trầm tích văn hóa lắng
sâu của một dòng Hương đa sắc thái, như món bảo vật mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho
Huế. Bên cạnh đó, các biểu thức chiếu vật còn cho thấy cách sử dụng ngôn ngữ uyên bác,
tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-30
Chuyên mục
Bài viết