Phương pháp hiện tượng học của E. Huxéc

  • Nguyễn Trọng Nghĩa

Abstract

Phương pháp hiện tượng học của Huxéc có vai trò to lớn và là đóng góp quan trọng của ông trong việc xây dựng, phát triển hiện tượng học. Huxéc gọi phương pháp đó là èpoché (ngưng hãm) và réduction (giản lược). Bản thể - eidos, chỉ đạt đến bằng èpoché. Trong khuôn khổ đó, hiện tượng học đi đến giản lược một vài yếu tố của dữ kiện và không bận tâm đến chúng nữa. Phương pháp hiện tượng học nhắm vào cái trình diện với ý thức, nghĩa là đối tượng của nó. Với phương pháp này, Huxéc đã mang lại thêm một cách nhìn về thế giới; chủ đích của hiện tượng học là đạt tới cái thế giới đã thực sự được ý thức của ta nhắm vào khi trải nghiệm và bản chất mà nó đạt đến là bản chất cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp hiện tượng học của Huxéc cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định khi tìm cách phân tách "ý thức thuần túy" khỏi tồn tại khách quan và ý thức của chủ thể, hoặc tiêu chuẩn của chân lý lại phụ thuộc vào ý nghĩa mà chủ thể ban bố cho khách thể
điểm /   đánh giá
Published
2012-09-17
Section
Các bài viết/Articles