Vấn đề xác định đường cơ sở cho các đảo và nhóm đảo theo Công ước luật biển 1982–Phân tích thực tiễn đường cơ sở của Trung Quốc

  • Đình Lành Cao
  • Nhân Ái Hồ
Từ khóa: Biển Đông, yêu sách tứ sa, đường cơ sở, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam

Tóm tắt

Ngày 12 tháng 12 năm 2019, Trung Quốc gửi cho Liên hợp quốc Công hàm số CML/14/2019 với nội dung khẳng định các yêu sách của mình trên biển Đông (được biết đến với tên gọi ‘yêu sách tứ sa’). Công hàm này là sự đáp lại việc đệ trình của Malaysia lên Ủy ban về Ranh giới thềm lục địa ngày 12 tháng 12 năm 2019. Sự kiện này đã tạo ra một ‘cuộc chiến công hàm’ phản đối lẫn nhau giữa các quốc gia hữu quan, bao gồm cả Hoa Kỳ, là một quốc gia có quyền lợi gián tiếp ở biển Đông. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chủ yếu tập trung phân tích các khía cạnh pháp lý của việc xác định đường cơ sở cho các đảo và nhóm đảo xa bờ theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đối chiếu với trường hợp đường cơ sở thể hiện trong các tài liệu mà Trung Quốc công bố, bao gồm ‘yêu sách tứ sa’ của Trung Quốc trên biển Đông để làm rõ tính ‘vô căn cứ’ và ‘bất hợp pháp’ của các yêu sách này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-27