Đánh giá hiệu quả phương pháp quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bổ sung trên bệnh nhân glôcôm kháng trị
Efficacy of micropulse transscleral cyclophotocoagulation plus in refractory glaucoma
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Glôcôm kháng trị đã thất bại với phương pháp quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc là thách thức với các nhà nhãn khoa. Bệnh có thể dẫn đến mù vĩnh viễn hoặc gây đau nhức ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Gần đây, phương pháp quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bằng tia laser diode (810 nm) kết hợp kỹ thuật quét và chấm điểm có hiệu quả hạ nhãn áp và an toàn. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả phương pháp quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bổ sung kết hợp 2 kỹ thuật quét và chấm điểm trên bệnh nhân glôcôm kháng trị đã thất bại với phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc chỉ sử dụng kỹ thuật quét trước đây.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng. Bệnh nhân được tái khám sau thực hiện phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bổ sung là 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Tiêu chuẩn thành công là khi nhãn áp hạ ≥ 20% hoặc nhãn áp từ 6 đến 25 mmHg mà không cần
các phẫu thuật khác.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 39 mắt, tuổi trung bình là 55,2 ± 12,9, tỉ lệ nam : nữ ≈ 1,2 : 1. Chẩn đoán glôcôm tân mạch có tỉ lệ cao nhất chiếm 38,5%. Thị lực từ sáng tối âm đến ĐNT 0,5m. Tất cả bệnh đều ở giai đoạn nặng có tỉ lệ lõm / đĩa ≈ 1,0 và đã trải qua quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc thường quy. Nhãn áp trung bình trước điều trị là 43,1 ± 9,6 mmHg sau 6 tháng 20,7 ± 13,5 mmHg (60%) (p < 0,001). Số lượng thuốc hạ áp trung bình sử dụng trước điều trị là 3,6 ± 0,6 còn 1,5 ± 1,1 sau 6 tháng (p < 0,001). Không ghi nhận biến chứng nghiêm trọng như teo nhãn.
Kết luận: Phương pháp phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bổ sung có hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân glôcôm kháng trị đã thất bại với phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc trước đó.
Abstract
Background: Refractory glaucoma who had previous failed micropulse transscleral photocoagulation is a challenge for ophthalmologists. The disease can progress, leading to permanent blindness or pain that affects the patient’s life. Recently, the method transscleral ciliary micropulse photocoagulation using a diode laser (810 nm) combining 2 techniques sweeping and discrete spot for intraocular pressure lowering and safety. Therefore, we conducted a survey of evaluating the efficacy of micropulse transscleral cyclophotocoagulation plus combining 2 techniques sweeping and discrete spot in treating refractory glaucoma who had previous failed micropulse transscleral photocoagulation with only performing techniques sweeping.
Patient and methods: Prospective study involved with uncontrolled clinical trial. The main outcome measurement was IOP at 1day, 1 week, 1 month, 3 months, 6 months post-procedure, with success defined as a 20% reduction in baseline IOP or IOP from 6 to 25 mmHg, and no need for further reoperation.
Results: The study included 39 eyes with refractory glaucoma, average age was 55.2 ± 12.9 years, ratio of male and female = 1,2 : 1 . The diagnosis of neovascular glaucoma accounted for the highest rate in the study group (38,5%). Visual acuity from no perception of light to count fingers 0,5 m. All diseases have CDR = 1.0. The average preoperatively IOP was 43,1 ± 9,6 mmHg and posttreatment 6 months were 20,7 ± 13,5 mmHg (60%)( p < 0,001). There was a reduction in glaucoma medications form 3,6 ± 0,6 preoperatively to 1,5 ± 1,1 at 6 months p < 0,001). There were no cases of serious complication as hypotony.
Conclusions: Micropulse transscleral cyclophotocoagulation plus is effective and safety in lowering intraocular pressure in eyes with refractory glaucoma after previous failed micropulse transscleral photocoagulation.