Khảo sát các yếu tố tiên lượng kết quả cắt mống mắt chu biên bằng laser cho bệnh nhân nghi ngờ góc đóng nguyên phát bằng chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước

Predicting the outcome of laser peripheral iridotomy for primary angle closure suspect eyes using anterior segment optical coherence tomography

  • Nguyễn Minh Toàn, Đoàn Kim Thành, Lê Minh Tuấn
Từ khóa: Nghi ngờ góc đóng nguyên phát (PACS), góc đóng cấp (AAC), góc đóng nguyên phát (PAC), thị lực, nhãn áp, tuổi, giới tính, chiều dày trung tâm giác mạc, tỉ lệ cup/ disc

Tóm tắt

   Đặt vấn đề: Glaucoma góc đóng nguyên phát (PACG) là nguyên nhân gây ra gần một nửa số ca mù lòa do bệnh glaucoma trên thế giới. Bên cạnh đó, glaucoma góc đóng nguyên phát không triệu chứng phổ biến hơn, chiếm khoảng 65 - 75% trường hợp góc đóng ở người Châu Á. Mục tiêu cắt mống mắt chu biên bằng laser (LPI) là mở rộng góc tiền phòng trên mắt nghi ngờ góc đóng nguyên phát (PACS) nhằm ngăn ngừa tình trạng góc đóng nguyên phát cấp tính và giảm nguy cơ phát triển thành góc đóng nguyên phát (PAC). Tuy nhiên, có nghiên cứu trên đối tượng nghi ngờ góc đóng nguyên phát (PACS) đã chỉ ra khoảng 20 - 35% góc tiền phòng vẫn đóng sau cắt mống mắt chu biên bằng laser (LPI). Do vậy việc tìm ra các yếu tố góp phần tiên đoán khả năng thành công của thủ thuật này rất quan trọng, cụ thể là các thông số góc tiền phòng thu được từ máy chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước (AS OCT).
   Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố tiên lượng kết quả cắt mống mắt chu biên bằng laser cho bệnh nhân nghi ngờ góc đóng nguyên phát bằng chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước.
   Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt dọc có phân tích. Tổng 66 mắt nghi ngờ góc đóng nguyên phát của 34 người tham gia nghiên cứu được được thực hiện chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước tại thời điểm trước và sau cắt mống mắt chu biên bằng laser 01 tháng. Bệnh nhân được khám và ghi nhận các thông số về dịch tễ bao gồm tuổi, giới tính, các thông số lâm sàng về thị lực, nhãn áp, chiều dày trung tâm giác mạc, tỉ lệ cup/ disc và thông số góc tiền phòng.
   Kết quả: Độ tuổi trung bình là 55,68 ± 7,6. Tỉ lệ nam: nữ lần lượt là 1:10,5. Thị lực ở nhóm ≥ 3/10 chiếm 89,39%. Nhãn áp trung bình là 15,09 ± 3,05. Chiều dày trung tâm giác mạc có giá trị trung bình là 537,85 ± 29.42. Tỉ lệ cup/ disc trung bình là 0,37 ± 0,20. Các thông số góc tiền phòng AOD500, AOD750, TISA500, TISA750, ACD đều tăng trong khi IT500, IT750, IC, IC ratio và LV có xu hướng giảm và sự thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê. Các thông số AOD500, AOD750, TISA750, LV, ACD có ý nghĩa tiên lượng kết quả thành công cắt mống mắt chu biên bằng laser. Mô hình tiên lượng có tỷ lệ dự đoán đúng trung bình cho toàn mô hình là 87,90%.
   Kết luận: Bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi, tỉ lệ nam: nữ, thị lực, giá trị nhãn áp và tỉ lệ cup/ disc phù hợp với định nghĩa nghi ngờ góc đóng nguyên phát. Bệnh nhân cần đến khám và phát hiện, thực hiện chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước để có thêm thông tin lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp phòng ngừa cơn góc đóng cấp và ngăn ngừa tiến triển góc đóng nguyên phát.

Abstract

   Background: Primary angle closure glaucoma (PACG) is the cause of nearly half of blindness due to glaucoma in the world. In addition, asymptomatic primary angle-closure glaucoma is more common, accounting for about 65 - 75% of angle-closure cases in Asians. The goal of laser marginal iridectomy (LPI) is to widen the anterior chamber angle in eyes with suspected primary angle closure (PACS) to prevent acute primary angle closure and reduce the risk of developing primary angle closure. (PAC). However, studies on subjects with suspected primary angle closure (PACS) have shown that about 20 - 35% of the anterior chamber angle remains closed after laser marginal iridectomy (LPI). Therefore, finding factors that contribute to predicting the success of this procedure is very important, specifically the anterior chamber angle parameters obtained from anterior optical coherence tomography (AS OCT).
   Purpose: Predicting the outcome of laser peripheral iridotomy for primary angle closure suspect eyes using anterior segment optical coherence tomography.
   Methods: Analytical longitudinal descriptive study. A total of 66 eyes with suspected primary angle closure of 34 study participants had anterior optical coherence tomography performed before and 1 month after laser peripheral iridectomy. Patients  were examined and epidemiological parameters were recorded including age, gender, clinical parameters of vision, intraocular pressure, central corneal thickness, cup/disc ratio and anterior chamber angle parameters.
   Results: The average age was 55.68 ±7.6 years. The male: female ratio is 1:10.5 respectively. Visual acuity in the group ≥ 3/10 accounts for 89.39%. The average intraocular pressure was 15.09 ± 3.05. Central corneal thickness has an average value of 537.85 ± 29.42. The average cup/disc ratio is 0.37 ± 0.20. The anterior chamber angle parameters AOD500, AOD750, TISA500, TISA750, ACD all increased while IT500, IT750, IC, IC ratio and LV tended to decrease and these changes were all statistically significant. The parameters AOD500, AOD750, TISA750, LV, ACD are meaningful in predicting the successful results of laser peripheral iridectomy. The algorithm predicted the success of LPI with 87,90 % cross validation accuracy.
   Conclusion: Patients in the study had age, male: female ratio, visual acuity, intraocular pressure value and cup/disc ratio consistent with the definition of suspected primary angle closure. Patients need to be examined and detected, and have optical coherence tomography of the anterior segment performed to have more information to choose appropriate treatment methods to prevent acute angle closure attacks and prevent progression of primary angle closure.

DOI: 10.59715/pntjmp.3.3.15

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-07-20
Chuyên mục
Nghiên cứu (Original Research)